Bệnh nhân đái tháo đường mắc kèm bệnh khác: Càng phải cẩn trọng khi dùng thuốc
Thuốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh ĐTĐ
Bà Trần Thị H. mắc bệnh ĐTĐ và đang dùng thuốc uống để điều trị. Gần đây, bà lại bị ho khan nhiều nhưng không sốt. Bà tự ra nhà thuốc mua thuốc về uống. Uống được 2 hôm, bà thấy trong người mệt mỏi suy nhược.
Thử đường huyết thấy tăng, làm cho bà băn khoăn, vì thực tế bà vẫn uống thuốc điều trị bệnh ĐTĐ đúng theo chỉ định của bác sĩ một cách đều đặn. Mang theo số thuốc vừa uống để trị ho bà đi khám lại tình trạng bệnh ĐTĐ của mình mới biết chính thuốc bà mua uống để trị ho đã làm tăng đường huyết.
ThS. Nguyễn Huy Cường - nguyên bác sĩ BV Nội tiết TW - bác sĩ điều trị bệnh ĐTĐ của bà, cho biết: Trong số các loại thuốc mà bà H. tự đi mua về dùng thì có thuốc chống chỉ định tương đối hoặc dùng hết sức thận trọng cho người mắc ĐTĐ là medrol
Đây là thuốc thuộc nhóm corticoid có đặc tính chống viêm rất mạnh thường được dùng trong các bệnh nặng có tính chất tự miễn dịch như hen phế quản bệnh cầu thận, ghép tạng… Vì có khả năng chống viêm mạnh nên thuốc xóa đi triệu chứng đau do viêm rất nhanh, vì vậy, bệnh nhân và một số bác sĩ rất ưa chuộng.
Nhiều bệnh nhân bị ho do bất kỳ nguyên nhân gì cũng mua thuốc này về dùng, nhưng lại không biết và cũng không được tư vấn rằng thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng chỉ định. Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm ấy là thuốc gây tăng đường huyết, làm trầm trọng thêm bệnh ĐTĐ sẵn có ở người bệnh.
ThS. Nguyễn Huy Cường cho biết thêm, với bệnh nhân ĐTĐ, khi buộc phải kê đơn dùng corticoid bác sĩ cũng hết sức cân nhắc và cần điều chỉnh liều thuốc điều trị bệnh ĐTĐ cho phù hợp. Ông cũng nhấn mạnh, nếu bệnh nhân được tư vấn một cách rõ ràng về các tác dụng phụ của thuốc này, chắc chắn họ sẽ rất cảnh giác và không bao giờ tự ý sử dụng nhóm thuốc chống viêm corticoid.
Liên hệ chặt chẽ với bác sĩ
Cơ thể là một khối thống nhất. Một người có thể mắc nhiều bệnh và có thể phải đến nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau để khám bệnh và điều trị. Nhưng thuốc cũng có tác dụng tương tác với nhau trong cơ thể, hoặc có lợi hoặc sẽ gây hại. Ví dụ thuốc chống viêm corticoid sẽ làm cho đường máu tăng cao hơn, thuốc chống đông (do bác sĩ chuyên khoa tim mạch kê) cho bệnh nhân mắc ĐTĐ có thể làm đường máu giảm đi, hay thuốc kháng sinh biseptol có thể tương tác làm tăng tác dụng của các sulfamide hạ đường huyết như diamicron, amaryl…
Vì vậy, khi một bệnh nhân đang mắc bệnh ĐTĐ mà mắc kèm theo một bệnh khác nữa thì điều cần ghi nhớ không bao giờ được quên là phải mang theo các xét nghiệm đã làm, đơn thuốc đang dùng… và nói cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh mình đã và đang mắc phải để bác sĩ cân nhắc khi kê đơn, tránh tương tác bất lợi cho người bệnh.
Ngược lại, bác sĩ điều trị bệnh ĐTĐ cũng cần biết các loại thuốc bệnh nhân đang được cho dùng bởi các bác sĩ chuyên khoa khác hoặc thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn) để tư vấn cho bệnh nhân xem có xảy ra tương tác bất lợi không, có ảnh hưởng tới đường máu hay thuốc trị bệnh ĐTĐ hiện tại hay không?... Và trong quá trình điều trị, nếu xảy ra bất thường (xuất hiện thêm các triệu chứng mới hoặc không kiểm soát được đường huyết...), cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để có phương pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
Không tự làm “bác sĩ”
ThS. Cường nhấn mạnh, thực trạng hiện nay về công tác chăm sóc sức khỏe còn có nhiều bất cập: hệ thống y tế quá tải, thời gian chờ đợi khám bệnh rất lâu, thời gian bác sĩ dành tư vấn cho bệnh nhân quá ngắn… nên khi bị ốm, bệnh nhân thường “ngại” không đi khám mà ra ngay hiệu thuốc khai triệu chứng với người bán thuốc.
Hơn nữa, hệ thống nhà thuốc của chúng ta hiện nay cũng chưa thực hiện tốt việc phải tuân thủ bán thuốc theo đơn… nên tình trạng bệnh nhân tự làm bác sĩ hoặc người bán thuốc tự kê đơn theo triệu chứng cho bệnh nhân không phải là hiếm gặp.
Triệu chứng bệnh có thể giống nhau nhưng bệnh lại hoàn toàn khác nhau và việc dùng thuốc cũng hoàn toàn khác. Đối với bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, việc duy trì đường huyết ở mức ổn định là yếu tố hàng đầu. Nó không chỉ đơn thuần là uống đúng, uống đủ số lượng thuốc mà bác sĩ đã kê, mà còn phụ thuộc vào bữa ăn hoặc kết hợp các loại thuốc khác. Do đó, việc dùng thuốc hoặc phối hợp thuốc lại càng phải thận trọng.
Vì vậy, người bệnh không được tự ý đi mua thuốc về điều trị cho mình, nhất là các thuốc OTC, vì “tự làm bác sĩ” người bệnh dùng thuốc sẽ không đúng bệnh mà còn làm trầm trọng thêm bệnh vốn có của mình như trường hợp của bà H. ở trên.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:04 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:03 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:04 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:09 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:07 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:00 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:05 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:08 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:04 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:03 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023