BS Nguyễn Văn An: Mắc bệnh trĩ nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh - Các bạn hãy tham khảo thêm nhé!
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Khóc thét vì tự rước bệnh vào người, dễ bị trĩ, ngã quỵ…
Khi nào nên lựa chọn phẫu thuật trĩ tránh biến chứng nguy hiểm?
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Cho cháu hỏi: Năm nay cháu 23 tuổi. Cách đây 6 năm cháu bị trĩ ngoại. Đã chữa trị, không còn đâu nữa. Chữa nhưng không cắt búi trĩ bác ạ. Khi hết đau nhưng vẫn còn búi trĩ ở ngoài, hỏi bác sĩ điều trị thì nếu không muốn thì phải cắt bỏ.
Lúc đó gia đình cháu nghĩ hết đau rồi thôi không cắt (vì sợ đến dao kéo sẽ phức tạp). Đến nay, cháu không còn bị đau, nhưng khi bị táo bón thì cảm thấy rát, và có 1 chút máu tươi. Cháu xin hỏi bác sĩ có khi nào sau này cháu mắc lại bệnh không?
Và khi lập gia đình, có em bé thì ảnh hưởng gì không. Và bây giờ kéo dài tình trạng như thế có gây hại gì không? Vì hiện tại cháu có thể chịu được. Mong Bác sĩ trả lời giúp cháu, cháu xin cảm ơn ạ.
Trả lời: BS. Nguyễn Văn An-Chuyên khoa Nội-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:
Bệnh trĩ ngoại có rất nhiều nguyên nhân phát sinh bệnh, nếu bạn không phòng tránh tốt thì hoàn toàn có thể bị lại.
Tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách phòng tránh để loại trừ nguyên nhân gây bệnh:
- Thay đổi thói quen trong ăn uống: cần uống nhiều nước trong ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có trong trái cây và rau quả, tránh ăn đồ cay, nóng như ớt cà ri, tiêu, không nên uống các loại nước có chứa các chất kích thích như cà phê rượu bia trà xanh …
- Thay đổi thói quen trong sinh hoạt: tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi, đứng quá lâu một chỗ hay ngồi xổm. Không nên gồng hay khiêng vác các vật nặng sẽ làm căng giãn các mạch máu ở búi trĩ
- Vệ sinh tại chỗ: nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, tránh gây trầy xướt như hạn chế dùng giấy vệ sinh sẽ gây cọ xát thành hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh nên ngâm với nước ấm có pha muối thường xuyên sẽ làm giảm bớt được các cơn đau tránh viêm sưng và sát trùng
Khi lập gia đình nếu sinh em bé theo đường tự nhiên đòi hỏi sản phụ phải rặn và gắng sức rát nhiều gây ảnh hưởng đến bệnh trĩ và làm cho tình trạng trĩ ngoài càng nặng nề thêm.
Hiện tại bệnh trĩ ngoại của bạn đã có những biểu hiện rát hậu môn, ra máu tươi khi bị táo, bạn nên điều trị sớm, không nên cố gắng chịu đựng làm cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng khó điều trị. Hãy đi khám chuyên khoa và làm theo chỉ định của bác sĩ nhé!
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:03 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:09 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:07 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:04 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:04 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:05 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:05 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:04 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:00 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:07 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023