Chốc lở là gì? Các thể loại bệnh và biến chứng của chốc lở
Cảnh báo: Coi chừng trẻ nhỏ bị chốc lở trong mùa hè
Trẻ sơ sinh bị “cứt trâu“ trên đầu và cách điều trị dứt điểm
Da bị trầy xước dễ mắc bệnh
Có nhiều loại vi khuẩn ký sinh trên da, trong đó 2 loại vi khuẩn là tụ cầu và liên cầu hay gặp gây bệnh. Chúng xâm nhập cơ thể qua một vết thương vết cắn của côn trùng gây nhiễm khuẩn trẻ em thường bị bệnh chốc lở do nhiễm khuẩn qua vết rách da, do cạo, cắt hoặc côn trùng đốt. Ở người lớn, chốc lở cũng thường xảy ra sau tổn thương da hoặc viêm da Nếu nhiễm tụ cầu khuẩn chúng có khả năng sản xuất một loại độc tố làm cho chốc lở lan rộng.
Tuy mọi người đều có thể bị chốc lở, nhưng trẻ em từ 2 - 6 tuổi và trẻ sơ sinh thường bị chốc lở nhiều nhất. Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hoặc chăm sóc bệnh nhân, tiếp xúc với các đồ dùng của bệnh nhân như giường, chiếu, chăn màn, quần áo rất dễ bị nhiễm bệnh Ở những nơi tập trung đông người như chợ, lớp học, siêu thị, nhà trẻ... dễ lây lan bệnh. Thời tiết nóng ẩm mùa hè, những bệnh nhân bị viêm da mạn tính viêm da dị ứng bệnh nhân đái tháo đường là đối tượng dễ mắc bệnh.
Chốc lở có nhiều thể bệnh
Trong bối cảnh mùa hè nắng nóng, một bệnh nhân chốc lở thường có các triệu chứng sau: có vết loét đỏ trên da, nhanh chóng vỡ, sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu. Bệnh nhân rất ngứa. Vết chốc thường không đau có dịch tiết lỏng chứa đầy mụn nước Những ca bệnh nặng, bệnh nhân bị đau đớn, chất lỏng hoặc vết loét đầy mủ tiến triển dần thành vết loét sâu. Cần phân biệt mấy dạng chốc lở sau đây:
Chốc lở truyền nhiễm là thể bệnh hay gặp nhất, có các triệu chứng: đầu tiên là một số nốt mụn đỏ trên mặt, thường quanh mũi và miệng. Các nốt mụn nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy màu nâu. Cuối cùng vảy sẽ bong ra, để lại một vết đỏ nhưng không gây sẹo. Các mụn có thể ngứa nhưng không đau. Trẻ em bị bệnh không sốt nhưng thường bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc. Vết chốc lở rất dễ lây lan sang các vùng da lành khác nếu bị dây dịch của vết chốc.Thầy giáo 75 tuổi chia sẻ cách "dứt điểm" Đờm (đàm) ho Khó thở, Hen suyễn, COPD
Chốc lở dạng phỏng, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, triệu chứng là: những nốt phỏng nước chứa đầy dịch và không đau, thường thấy ở thân mình, cánh tay và cẳng chân. Da xung quanh nốt phỏng đỏ và ngứa nhưng không loét. Các nốt phỏng sẽ vỡ và đóng vảy màu vàng, thường lâu liền hơn các dạng chốc lở khác.
Thể mụn mủ là thể nặng nhất, trong đó nhiễm khuẩn ăn sâu vào lớp bì, với các triệu chứng: các nốt mụn đau chứa đầy dịch hoặc mủ biến thành vết loét sâu, thường ở cẳng chân và bàn chân. Trên vết mụn có vảy dày, cứng màu vàng xám. Sưng hạch ở xung quanh vết chốc.
Biến chứng của chốc lở
Viêm cầu thận có thể phát triển sau khi bị chốc lở do liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận xảy ra sau khi phát chốc lở khoảng 2 tuần. Triệu chứng gồm: phù mặt, nhất là phù mi mắt, đi tiểu ít có máu trong nước tiểu tăng huyết áp cứng khớp và đau khớp Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 - 10 tuổi. Ở người lớn, các triệu chứng thường nặng hơn.
Biến chứng viêm mô tế bào: bệnh viêm đến các mô bên dưới da và lan đến hạch bạch huyết và vào máu. Nếu không được điều trị viêm mô tế bào có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh còn gây biến chứng sẹo nám da
Lời khuyên của bác sĩ
Bệnh chốc lở nếu nặng và không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng nặng gây tử vong Vì vậy, việc phòng bệnh rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả gồm: luôn luôn giữ cho da sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày với nước sạch. Điều trị tích cực vết thương, vết xước, vết côn trùng cắn trên da bằng cách rửa sạch vết thương dùng thuốc sát khuẩn, mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân chốc lở cần được cách ly ở phòng riêng, dùng riêng các đồ dùng sinh hoạt như chăn màn, khăn tắm, chậu rửa mặt... để tránh lây lan cho người khác. Phải giặt quần áo, đồ vải và khăn của bệnh nhân riêng và khử khuẩn bằng cách luộc sôi từ 5 - 10 phút. Người chăm sóc bệnh nhân cần đeo găng tay khi tiếp xúc, thay băng... Trẻ bị bệnh cần được cắt móng tay ngắn để tránh trầy xước da khi trẻ gãi. Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch với xà phòng sát khuẩn.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:01 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:03 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:09 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:06 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:01 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:03 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:06 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:06 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:04 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:05 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023