Con tôi mắc bệnh tăng động giảm chú ý, bệnh có ảnh hưởng đến tương lai của cháu không?
ok:Những nguyên nhân và cách chữa trị khi con bị chứng tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là gì? Cần làm gì khi con bạn bị tăng động giảm chú ý?
Chào bác sĩ!
Cháu nhà tôi 5 tuổi cháu rất nghịch ngợm và thường xuyên không chú ý tập trung vào việc gì lâu Tôi đưa cháu đi khám thì bác sĩ kết luận cháu bị bệnh hội chứng tăng động giảm chú ý Xin bác sĩ giải thích cho tôi thêm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý và bệnh có ảnh hưởng gì đến tương lai của cháu không? tôi xin cảm ơn bác sĩ
Trả lời
Chào bạn!
Con bạn bị mắc bệnh tăng động cụ thể là hội chứng tăng động giảm chú ý, để biết được bệnh này có ảnh hưởng đến tương lai cháu hay không thì trước hết phải cần hiểu về chứng tăng động giảm chú ý này là gì.
1. Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý hay còn gọi là bệnh ADHD là một rối loạn có tỷ lệ mắc khá cao ở các trẻ từ 4 - 6 tuổi và hay gặp nhất từ 8 đến 11 tuổi, trẻ không tập trung và hiếu động, tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh so với trẻ gái là 3/1. Đến nay, giới y khoa toàn thế giới vẫn chưa có kết luận chính thức, xác định rõ ràng được nguyên nhân tăng động, nhưng có thể tập trung vào những yếu tố chính như: di truyền, rối loạn tâm lý, tai biến của sinh non rối loạn giấc ngủ
2. Một số dấu hiệu tăng động giảm chú ý
Dấu hiệu tăng động giảm chú ý của các trẻ như:
Trẻ thường có các Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy, leo trèo, không ngồi yên một chỗ, thường xuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác thiếu tổ chức và kém điều tiết.
Hình ảnh bệnh ADHD ở trẻ em
Những trẻ này thường dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân chúng thường vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối); khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong học tập làm việc, sinh hoạt và vui chơi; dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh hay để quên và làm thất lạc đồ đạc… là những dấu hiệu tăng động thường thấy ở các trẻ
Ngoài ra dấu hiệu tăng động còn thể hiện ở trẻ gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm.
Trẻ dễ gặp phải những rối loạn thần kinh: lo lắng và nóng nảy kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh chóng mặt rối loạn cảm xúc… hay khiêu khích, gây sự, thái độ thù ghét, hung tợn…
Hung tợn thù ghét là dấu hiệu tăng động thường thấy
Gặp rắc rối trong học tập: do độ tập trung ở trẻ kém nên kết quả học tập ở trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (bệnh ADHD) thường tiến bộ chậm. Trẻ khó khăn về đọc và viết. 20% trẻ mắc chứng bệnh ADHD cần phải được giáo dục đặc biệt.
3. Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
Để giúp trẻ nhanh hồi phục giảm chứng tăng động bên cạnh cung cấp một chế độ ăn dinh dưỡng khoa học bạn hãy kết hợp những liệu pháp sau đây nhé:
Liệu pháp hành vi nhận thức: Tức là giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm và không nên làm, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ thực hiện, khen thưởng khích lệ khi trẻ làm đúng.
Chơi trị liệu phù hợp: Nhằm luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi dễ kích thích tinh thần hay ngoài tầm kiểm soát của trẻ.
Xoa bóp (massage): Phương pháp hiệu quả đẩy lùi được hội chứng tăng động giảm chú ý. Trẻ được điều trị bằng phương pháp massage thư giãn sẽ trầm tĩnh hơn ngủ ngon hơn, tránh được những cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện được hành vi, biết lắng nghe, vâng lời cha mẹ hơn.
Trường hợp con bạn được chuẩn đoán là hội chứng tăng động giảm chú ý bạn cần phải quan tâm chăm sóc cẩn thận hơn vì chứng bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ như:
Ảnh hưởng đến khả năng học tập: trẻ mắc bệnh tăng động nhất là tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với trẻ bình thường nhưng quá hiếu động và khả năng tập trung kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc tiếp thu kiến thức của con bạn.
Tăng động giảm chú ý làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ
- Ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi tính cách: Trẻ tăng động nếu không được điều trị tốt khi lớn lên thường có tính cách nóng nảy, hung hăng và khó kiềm chế được cảm xúc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới các mối quan hệ trong cuộc sống
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ bị mắc bệnh tăng động cũng dễ gặp phải các rối loạn chẳng hạn như rối loạn lo âu tâm lý phiền muộn…
Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng bởi vì nhìn chung so với các rối loạn khác về chức năng não bộ như động kinh tự kỷ… thì hội chứng tăng động giảm chú ý dễ điều trị hơn rất nhiều.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:00 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:06 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:08 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:07 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:05 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:08 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:07 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:02 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:04 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:07 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023