Điều trị hạ đường huyết ở trẻ em nhanh gọn, hiệu quả

Không phải chỉ những người lớn mới có nguy cơ hạ đường huyết mà trẻ cũng có thể mắc chứng này hạ đường huyết ở trẻ nếu không được điều trị tức thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt có thể gây tổn thương não của bé nếu để tình trạng này kéo dài. Điều băn khoăn của cha mẹ lúc này là điều trị hạ đường huyết ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả.

Điều trị hạ đường huyết ở trẻ em

Dấu hiệu

Thông thường bạn khó có thể nhận biết được trẻ có mắc bệnh hạ đường huyết hay không nếu như không có sự hỗ trợ chuẩn đoán của các phương tiện máy móc hiện đại. Ở trẻ  các dấu hiệu của bệnh thường không rõ nét và không đặc hiệu. Hầu hết các triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện trong vòng từ 3-48 giờ sau khi sinh. Cha mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau đây để xác định trẻ mắc bệnh hạ đường huyết hay không.

Trước tiên, trẻ mắc bệnh hạ đường huyết thường run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn thân nhiệt cơ thể giảm xuống nhanh, da dẻ nhợt nhạt, lạnh có thể tím, giảm trương lực toàn thân. Ngoài ra, điều trị hạ đường huyết ở trẻ em khi có các biểu hiện nghiêm trọng như thở nhanh, nhịp thở gấp, mạnh. Một số trường hợp trẻ cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Nếu bệnh nặng trẻ có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thái vô ý thức hôn mê li bì...

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ của hạ đường huyết cần phải đo đường huyết nhanh (như đường huyết mao mạch, dextrostix) hạ đường huyết khi đường trong máu < 3 mmol/l (< 54 mg/dl). Nếu không thể đo được đường huyết, hãy xem tất cả trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng bị hạ đường huyết và điều trị.

Khi có dấu hiệu, cần điều trị hạ đường huyết ở trẻ em ngay

Khi có dấu hiệu, cần điều trị hạ đường huyếttrẻ em ngay

Điều trị

- Cho 50ml dung dịch 10% glucose hoặc sucrose (một muỗng đường trong ba muỗng nước) bằng đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày kế đó cho ăn sớm nhất khi có thể.

- Bắt đầu cho ăn với sữa điều trị F-75, càng sớm càng tốt và sau đó nuôi ăn mỗi 2 giờ trong vòng 24 giờ. Tiếp tục nuôi ăn mỗi 2-3 giờ, cả ngày và đêm.

- Nếu trẻ có tình trạng rối loạn tri giác, điều trị với truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 10% 5 ml/kg, hoặc nếu thiết lập đường truyền tĩnh mạch khó khăn thì có thể cho qua ống thông dạ dày dung dịch 10% glucose hay sucrose.

- Nếu không có glucose đường tĩnh mạch, cho một muỗng đường được làm ẩm với một hay hai muỗng nước để dưới lưỡi, lặp lại mỗi 20 phút để tránh hạ đường huyết tái phát.

- Những đứa trẻ này nên được theo dõi dấu hiệu nuốt sớm, gợi ý sự chậm hấp thu; trong trường hợp này, nên cho thêm những liều đường khác. Tiếp tục nuôi ăn mỗi 2 giờ bằng đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày để tránh tái phát.

- Bắt đầu liệu pháp kháng sinh tiêm bắp hoặc tiêm mạch thích hợp.

Theo dõi điều trị hạ đường huyết ở trẻ em

- Nếu đường huyết ban đầu thấp, đo lại sau 30 phút (sử dụng máu đầu ngón tay hoặc gót chân và đo bằng dextrostix).

Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết của trẻ là việc làm cần thiết

Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết của trẻ là việc làm cần thiết

- Nếu đường huyết tiếp tục dưới < 3 mmol/l (< 54 mg/l), tiếp tục cho dung dịch glucose 10% hoặc dung dịch đường qua miệng.

- Nếu nhiệt độ hậu môn < 35,5oC hoặc tình trạng tri giác xấu hơn, cần đo lại dextrostix và điều trị thích hợp.

Phòng ngừa

- Điều trị hạ đường huyết ở trẻ em nuôi ăn mỗi 2 giờ, bắt đầu ngay lập tức hoặc nếu có tình trạng mất nước bù nước đầu tiên. Tiếp tục nuôi ăn cả đêm.

- Khuyến khích các bà mẹ theo dõi dấu hiệu chuyển nặng, giúp nuôi ăn trẻ và giữ ấm cho trẻ.

- Kiểm tra bụng trẻ có chướng không.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật