Điều trị hạ đường huyết như thế nào cho hiệu quả nhất?

Glucose là nguyên liệu chuyển hóa bắt buộc với não hạ đường huyết nên được nghĩ đến trên bệnh nhân lú lẫn thay đổi ý thức hay co giật Hạ đường huyết hiếm gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không điều trị. Nguyên nhân hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thường là các yếu tố liên quan đến điều trị hạ đường huyết, chủ yếu là với insulin hay SFUs và là yếu tố cản trở điều trị tích cực để đạt được mục tiêu đường máu ở các bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Điều trị hạ đường huyết

Hạ đường huyết tái diễn nhiều lần làm giảm triệu chứng nhận biết hạ đường huyết do đó làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nặng (không triệu chứng). Hạ đường huyết không triệu chứng là hậu quả của khiếm khuyết trong phản ứng điều hòa glucose do sự cùn mòn các triệu chứng thần kinh tự động và suy giảm bài tiết các hormone đối nghịch khi bị hạ đường huyết. Những bệnh nhân này có thể bị co giật và hôn mê mà không có triệu chứng cảnh báo thông thường

Nồng độ glucose máu là một chỉ số sinh học quan trọng, sự duy trì nồng độ glucose máu hằng định có tầm quan trọng đặc biệt với các tế bào não võng mạc biểu mô ống sinh tinh, hồng cầu,... vì các cơ quan này gần như chỉ sử dụng glucose là nguồn năng lượng duy nhất.

Điều trị hạ đường huyết cần kết hợp nhiều yếu tố

Điều trị hạ đường huyết cần kết hợp nhiều yếu tố

Có hai thành phần chính tham gia hệ thống điều hòa đường huyết: gan (cơ quan đệm glucose máu), cặp hormone insulinglucagon từ tụy điều hòa hoạt động của gan Sau bữa ăn, glucose máu tăng sẽ kích thích tế bào beta tụy tiết insulin insulin vào máu đến kích thích các tế bào gan thu nhận glucose và tổng hợp thành glycogen dự trữ. Xa bữa ăn nồng độ glucose máu giảm kích thích tế bào alpha tụy chế tiết glucagon. Glucagon kích thích tế bào gan tân sinh glucose hoặc ly giải glycogen thành glucose tự do. Ngoài ra điều trị hạ đường huyết, điều hòa glucose máu còn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh và các hormone khác trong chiều hướng đối kháng với hoạt động của insulin. Tình trạng Stress kích thích lên vùng hạ đồi và thần kinh giao cảm, gây phóng thích epinephrine từ tủy thượng thận làm tăng glucose máu. Các hormone GH, Cortisol, T3, T4 cũng góp phần tăng nồng độ đường huyết.

Triệu chứng

Các dấu hiệu thần kinh thực vật (giao cảm: nhịp tim nhanh đánh trống ngực run vẫy và lo lắng; đối giao cảm: vã mồ hôi đói và dị cảm)

Các dấu hiệu tổn thương thần kinh do thiếu glucose não (thay đổi hành vi, lú lẫn mệt mỏi co giật mất ý thức và tử vong nếu hạ đường huyết nặng kéo dài)

Chẩn đoán

Chẩn đoán hạ đường huyết thường được xác định khi nồng độ glucose huyết tương

- Triệu chứng hạ đường huyết lâm sàng phù hợp với hạ đường huyết

- Nồng độ glucose huyết tương thấp khi đo bằng phương pháp có thể đo chính xác mức glucose

- Các triệu chứng lâm sàng giảm sau khi nâng glucose huyết tương

Điều trị hạ đường huyết

Những cơn hạ đường huyết đơn độc có thể không cần can thiệp đặc biệt. Bệnh nhân hạ đường huyết tái phát cần xem xét các yếu tố về lối sống có thể cần điều chỉnh hàm lượng, thành phần và thời gian các bữa ăn, cũng như liều lượng và thời gian dùng thuốc Hạ đường huyết nặng cần được giám sát điều trị.

Sử dụng thuốc đem đến nhiều tác dụng trong điều trị hạ đường huyết

Sử dụng thuốc đem đến nhiều tác dụng trong điều trị hạ đường huyết

Có thể cho uống Carbohydrate hấp thu nhanh (glucose hay nước uống có đường) nếu bệnh nhân còn tỉnh vì tác dụng nhanh. Bệnh nhân hạ đường huyết nhẹ có thể cho dùng sữa hoa quả, bánh kẹo, bơ, phomat các bệnh nhân đái tháo đường phải luôn sẵn có viên glucose và các thực phẩm có carbohydrate bên mình.

Truyền Dextrose tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị hạ đường huyết nặng, ở bệnh nhân có rối loạn ý thức và không dùng đường miệng được. Khởi đầu tiêm bolus 20-50 mL Dextrose 50%, sau đó truyền tĩnh mạch Dextrose 5% (hay 10%) để duy trì đường máu trên 100mg/dL. Cần truyền tĩnh mạch kéo dài và theo dõi sát ở bệnh nhân quá liều SFU, bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân có suy giảm tiết hormone đối nghịch.

Tiêm bắp Glucagon 1mg là liệu pháp ban đầu hiệu quả cho bệnh nhân hạ đường huyết nặng không có khả năng ăn uống đường miệng hay chưa đặt được đường truyền tĩnh mạch ngay lập tức. Nôn là tác dụng phụ thường gặp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật