Dùng đúng Sulfamid chữa đái tháo đường - Liệu thuốc này có chữa được căn bệnh này dứt điểm?

Dù có nhiều nhóm thuốc mới, ngày nay nhóm thuốc cổ điển sulfamid (sulfonylure) vẫn còn được dùng rộng rãi cho bệnh đái tháo đường.

Về cách dùng cụ thể:

Glibenclamid: liều khởi đầu 1,75mg, sau tăng dần liều trong vài ngày, cho đến khi kiểm soát được đường huyết tối ưu. Viên 3,5mg. Liều dùng: 1/2 - 3 viên/ngày, chia làm 2 lần (dùng liều 3 viên thì 2 viên trước bữa ăn trưa, 1 viên trước bữa ăn tối).

Glipizid: khởi đầu 2,5 - 5mg/ ngày sau đó tăng liều dần trong vài ngày để đạt hiệu quả. Liều dùng: 2,5 - 30mg/ngày, tối đa 40mg/ ngày, chia 2 - 3 lần, dùng ngay trước bữa ăn. 

Glicrazid: liều dùng 40 - 320mg/ ngày. Thông thường chỉ dùng mỗi ngày 1 lần (không quá 160mg) vào bữa sáng để đảm bảo có hiệu lực trong 24 giờ.

Sulfonyl thế hệ 3: Glimepirid:

Ngoài các tính chất chung của nhóm sulfonylure, có thêm một số chi tiết sau:

Về dược tính: có thêm tác dụng ngoài tụy: cải thiện sự nhạy cảm đáp ứng insulin của tế bào mô ngoại biên, làm giảm sự thu hồi insulin ở gan; làm tăng nhanh sự chuyên chở chủ động của màng tế bào cơ và mỡ, điều này sẽ giới hạn việc sử dụng và kích thích thu hồi glucose; làm tăng hoạt động phospholipase C, có thể hợp với việc tạo mỡ, tạo glycogen do tác động của thuốc trong tế bào mỡ và cơ biệt lập; làm tăng fructo-2,6 diphosphat nội bào, chất đến lượt nó sẽ ức chế sự tân tạo glucose Kết quả tổng hợp cuối cùng làm giảm đường huyết.

Về dược động học: hấp thu hoàn toàn, nhanh, đạt nồng độ đỉnh sau 2,5 giờ, phân bổ khắp cơ thể. Thức ăn ảnh hưởng ít đến tốc độ nhưng không ảnh hưởng đến độ hấp thu. Thải trừ qua thận khoảng 60%, qua phân khoảng 40%, dưới dạng các chất chuyển hóa. Chu kỳ bán hủy chung (chất gốc và chất chuyển hóa): 5 - 8 giờ.

Qua được màng nhau thai qua màng não kém. Các thông số dược động học không thay đổi khi dùng liều lặp lại, cũng ít thay đổi theo từng người, không khác nhau nhiều ở người ĐTĐ và người khỏe mạnh. Không thấy hiện tượng tích lũy.

Tác dụng không mong muốn: glimepirid gây nguy cơ hạ đường huyết chỉ 2 - 4% thấp hơn glibenclamid gây nguy cơ hạ đường huyết đến 20 - 30%. Có thể gây rối loạn đường tiêu hóa hiếm khi giảm bạch cầu tiểu cầu tán huyết, đôi khi có phản ứng dị ứng Có độc tính với sự phát triển thai, gây quái thai (khi dùng liều cao).

Liều và cách dùng: liều thông thường 1 - 2mg/ ngày, dùng một lần, sau đó mỗi 1 - 2 tuần có thể tăng liều để đạt yêu cầu kiểm soát đường huyết (nếu cần thiết). Những trường hợp có suy gan suy thận chỉ dùng liều 1mg/ngày. Trường hợp cần thiết cũng có thể kết hợp với insulin (liều kết hợp cần tính toán kỹ, liều đề nghị trong kết hợp là 8mg/ngày). Liều tối đa 8mg/ngày. Trong các tuần đầu điều trị có thể xảy ra hạ đường huyết cần theo dõi cẩn thận.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật