Ghi nhớ 4 loại bệnh bạn không nên dùng thuốc kháng sinh
Củ hành - "Dũng sĩ" diệt khuẩn có ngay trong căn bếp nhà bạn
Cách đối phó lẹo mắt ở trẻ nhỏ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Khi bị ốm, chúng ta muốn nhanh chóng khỏi bệnh nên thường dùng kháng sinh Tuy vậy, kháng sinh chỉ chống lại vi khuẩn mà căn bệnh của bạn chưa chắc đã đến từ cùng một nguyên nhân. 'Khi đó bạn sẽ nạp vào cơ thể lượng chất hóa học không cần thiết', giáo sư Jeffrey Linder từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết. 'Điều này không giúp bạn mà chắc chắn sẽ gây hậu quả'.
Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến một loạt các tác dụng phụ như phát ban phản ứng dị ứng vi khuẩn clostridium difficile sinh sôi quá mức. Tệ hơn, các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể được kích thích tăng tưởng khiến thuốc không còn tác dụng khi bạn thực sự cần đến.
Vì những lý do trên, trước khi dùng thuốc hãy cân nhắc kỹ và tham khảo 4 chứng bệnh không nên dùng kháng sinh do Men's Health liệt kê.
Viêm họng
Hẳn đây là lý do phổ biến nhất khiến chúng ta dùng kháng sinh. Tuy vậy viêm họng thường do vi-rút chứ không phải vi khuẩn, có nghĩa kháng sinh vô tác dụng.
Cách điều trị hiệu quả viêm họng do virút là nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen. Thời gian khỏi bệnh trung bình là sau 5-6 ngày. Nếu lo lắng chứng viêm họng của mình do vi khuẩn, bạn có thể đề nghị bác sĩ xét nghiệm liên cầu khuẩn.
Ápxe da
Ápxe da dẫn đến những vết mủ nhiễm trùng đau đớn. Bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh.
Cách điều trị áp xe đơn giản nhất là các bác sĩ rạch một đường rồi dùng dụng cụ lấy mủ ra ngoài. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp vết áp xe tiếp tục mở rộng hoặc vùng da xung quanh sưng, đỏ lên.
Nhiễm trùng xoang
Hầu hết mọi người đều trải qua thời gian nghẹt mũi và đau vùng mặt do nhiễm trùng xoang. Căn bệnh này chủ yếu do vi-rút gây ra nhưng lại hay được kê thuốc kháng sinh Bạn hoàn toàn có thể điều trị xoang ở nhà bằng cách dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau hạ sốt kèm thuốc thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày.
Nếu bị sốt cao và đau sâu trong vùng xoang ngay từ khi mới đổ bệnh hoặc kéo dài từ 10 ngày trở lên, bạn hãy đi khám bác sĩ.
Đau răng
Theo nghiên cứu của tờ British Dental Journal, 74% bệnh nhân đến nha sĩ với lý do đau răng được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng các biện pháp tại chỗ như trám bít hố rãnh bằng sealant hoặc hàn răng là đủ để giúp bạn.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:01 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:07 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:05 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:01 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:06 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:04 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:08 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:06 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:03 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:01 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023