Mách bạn một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng hay quên?
Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Vĩnh Bảo (Đồng Nai)
Hiện tượng quên được chia thành hai loại: Giảm trí nhớ gần, nhưng trí nhớ xa còn tốt. Bệnh nhân hay có hiện tượng bỏ đâu, quên đó hoặc nói trước, quên sau, nhưng họ vẫn nhớ rất tốt các sự việc diễn ra đã lâu như tên, tuổi, quê quán...
Loại này hay gặp ở bệnh trầm cảm lo âu lan tỏa, nghiện rượu chấn thương sọ não Giảm trí nhớ kiểu này có thể chữa được. Loại thứ hai của quên là giảm cả trí nhớ xa và trí nhớ gần. Loại này còn gọi là mất trí, gặp trong bệnh mất trí Alzheimer, Pic, Parkinson, mất trí do rượu... Nói chung các bệnh mất trí đều rất khó chữa.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn thuộc loại giảm trí nhớ gần mà thôi. Giảm trí nhớ do nghiện rượu do chấn thương sọ não thì rất dễ nhận ra vì người bệnh có tiền sử nghiện rượu hoặc chấn thương sọ não.
Giảm trí nhớ do trầm cảm và lo âu lan tỏa có tỷ lệ rất cao ở độ tuổi từ 45-65 (chiếm 25% số người bệnh). Biểu hiện của bệnh ngoài trí nhớ gần rất kém còn có mất ngủ (khó vào giấc ngủ ngủ không sâu, thức giấc rất sớm) mệt mỏi uể oải, nhất là về buổi sáng, lo lắng vô cớ, luôn trong trạng thái căng thẳng Ngoài ra, người bệnh nhận thấy khả năng lao động, đặc biệt là lao động trí óc của mình giảm sút trầm trọng.
Về điều trị, người ta thường dùng thuốc chống trầm cảm phối hợp với liều nhỏ thuốc bình thần. Thuốc chống trầm cảm hay được sử dụng hơn cả là sertralin và paroxetin do chúng có hiệu quả điều trị tốt cả với trầm cảm và lo âu mà lại rất ít tác dụng phụ. Thuốc bình thần dùng kèm ở đây được khuyên là clonazepam hoặc bromazepam. Hai thuốc này đều có khả năng giảm lo âu rất nhanh ngay ở liều thấp, khó gây phụ thuộc thuốc và được bệnh nhân dung nạp tốt.
Ngoài thuốc chống trầm cảm như đã nêu trên, bệnh nhân có thể được dùng kết hợp với các thuốc cải thiện tuần hoàn não như ginko biloba hoặc piracetam liều trung bình. Các thuốc này chỉ có hiệu quả rõ ràng khi được kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Chúng rất ít tác dụng nếu chỉ dùng đơn độc.
Như vậy, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám và kê đơn cho phù hợp. Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:05 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:07 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:07 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:09 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:02 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:09 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:00 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:02 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:06 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:09 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023