Nguyên nhân và cách phòng tránh đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa chi phối hoạt động chân trong việc đi lại, đứng ngồi. Đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể chạy dài từ phần ngón chân lên tới dưới thắt lưng

Theo thống kê đau dây thần kinh tọa là căn bệnh khá phổ biến ở những người trong độ tuổi 30-60 tuổi. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân và phương pháp giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

1. Đau dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa chi phối hoạt động của chân trong việc đi lại, đứng ngồi. Đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể chạy dài từ phần ngón chân lên tới dưới thắt lưng.

Biểu hiện của đau dây thần kinh tọa là việc đau dọc xuống đùi theo dây thần kinh lưng 5(L5) và dây thần kinh sống 1(S1). Nếu do S1 thì đau dọc ra sau mông, xuống sau đùi, lan sang sau bắp chân tới phía ngòai bàn chân. Còn do L5 bị tổn thương sẽ đau từ eo xuống động mạch cẳng chân lan đến chân út.

Biểu hiện của đau dây thần kinh tọa là sự đau dọc xuống đùi….

Biểu hiện của đau dây thần kinh tọa là sự đau dọc xuống đùi

2. Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa, trong đó nguyên nhân chính là do tổn thương cột sống phần thắt lưng và thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Cấu tạo đĩa đệm gồm một bao xơ dày và chắc phía ngoài và nhân nhầy mềm gần như lòng trứng trắng nằm phía trong. Khi bao xơ bị tổn thương, hở rách thì nhân nhầy sẽ chảy ra ngoài tạo thành khối thoát vị Khi khối thoát vị đè vào rễ thần kinh tọa sẽ gây đau, tê, liệt yếu và dẫn tới đau dây thần kinh tọa

Những dị dạng bẩm sinh như quá phát mỏm ngang, gai đôi và quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối, đốt sống cùng đầu. Chấn thương, thoái hóa đốt sống, u cột sống dính khớp viêm đốt sống nhiễm khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa.

Ngoài ra việc làm việc nặng nhọc, lao động không đúng tư thế, chấn thương, và các yếu tố tâm lý cũng có thể dẫn tới việc đau dây thần kinh tọa.

3. Phương pháp phòng tránh đau dây thần kinh tọa

- Luyện tập thể dục thể thao: Việc tập thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe tăng cường độ dẻo dai, sức bền của các cơ bụng, cơ cạnh cột sống lưng. Vận động nhẹ nhàng giúp tăng sức bền dẻo của đốt sống và cột sống. Tuy nhiên cần lưu ý với những ngừơi bị bệnh đau thắt lưng không được tập những môn thể thao mạnh và vận động quá sức như bóng đá, bóng chuyền, golf….

 

- Lao động điều độ không làm quá sức. Những công việc lao động chân tay nặng nhọc mang vác vật nặng đặc biệt là bê vật nặng ở với tư thế cúi khom lưng sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cột sống gây đau dây thần kinh tọa.

Khi khuân vác cần chia đều trọng lượng cho hai bên cơ thể tránh lệch vai, cột sống. Đồng thời cần chú ý tư thế (đứng thẳng, không rũ vai gù lưng Ngồi đọc và viết không ngồi ghế cao để tránh phái khom lưng) khi làm việc tránh nguy cơ xấu cho xương sống.

- Có chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ canxi duy trì lối sống lành mạnh tránh căng thẳng không sử dụng các chất kích thước như rượu bia… cũng là cách phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật