Những chẩn đoán lâm sàng về căn bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở người trung niên gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Thường những người mắc bệnh đau thần kinh tọa đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Dưới đây là những chẩn đoán cơ bản mà khi đi thăm khám bạn sẽ được nghe.

Chẩn đoán lâm sàng xác định bệnh đau thần kinh tọa

Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân Mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.

Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: Tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân; Tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái (ngón I); tổn thương rễ L5 đau lan tới lòng bàn chân (gan chân) tận hết ở ngón V (ngón út).

Chẩn đoán xác định bệnh đau thần kinh tọa

Chẩn đoán xác định bệnh đau thần kinh tọa

Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Triệu chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa là quan trọng nhất trong chẩn đoán xác định.

Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: tăng khi ho rặn hắt hơi

Có thể có triệu chứng yếu cơ (khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân). Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động (đi lại khó khăn, khó cúi), có thể có tư thế giảm đau co cứng cơ cạnh cột sống.

Một số nghiệm pháp:

Hệ thống điểm đau Valleix (ấn dọc đường đường đi của thần kinh tọa có các điểm đau chói); dấu chuông bấm (ấn ngón cái giữa các mỏm gai L4-L5 hoặc L5-S1 gây đau lan theo rễ thần kinh)

Dấu hiệu Lasègue dương tính (bệnh nhân nằm ngửa, người làm nghiệm nâng chân lên cao, duỗi thẳng chân, gây đau dọc dây thần kinh tọa, hạ thấp chân trở lại làm đau giảm hoặc mất).

Ấn dọc đường đường đi của thần kinh tọa có các điểm đau chói

Ấn dọc đường đường đi của thần kinh tọa có các điểm đau chói

Các dấu hiệu khác có giá trị tương đương dấu hiệu Lasègue: dấu hiệu Chavany (bệnh nhân nằm ngửa như làm nghiệm pháp Lasègue vừa nâng vừa dạng chân sẽ gây đau); dấu hiệu Bonnet (bệnh nhân nằm ngửa, nâng chân và khép đùi từng bên một gây đau).

Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè giảm hoặc mất trong tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót giảm hoặc mất trong tổn thương rễ S1.

Xác định bệnh bằng chẩn đoán cận lâm sàng

Các xét nghiệm về dấu hiệu viêm trong xét nghiệm máu âm tính, các chỉ số sinh hóa thông thường không thay đổi.

Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc

Chụp X quang thường quy cột sống thắt lưng: Ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân. Đa số các trường hợp X quang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng trượt đốt sống.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán cận lâm sàng để xác định bệnh đau thần kinh tọa

Chỉ định chụp X quang thường quy nhằm loại trừ một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống do ung thư )

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng và có giá trị nhất nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống khối u ).

Chụp CT-scan: do hiệu quả chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ

Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

Cần phân biệt với các trường hợp giả đau thần kinh tọa

Đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt

Đau khớp háng do viêm hoại tử thoái hóa, chấn thương

Viêm khớp cùng chậu, viêm áp xe cơ thắt lưng chậu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật