Những điều cần biết về bệnh thủy đậu mà không phải ai cũng biết

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do vi rút tên Varicella gây ra. Những triệu chứng thường gặp là: Ngứa, sốt, phát ban, bóng nước.

Thời gian gần đây, nhiều trẻ ở TP.HCM đã bị thủy đậu. Tình hình bệnh đang diễn biến phức tạp với số bệnh nhân ngày một tăng.

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây cho những người chưa chủng ngừa, mức độ lây lan sau bệnh sởi và nhanh hơn quai bị rubella Ai cũng có thể bị mắc thủy đậu rồi khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu được tiêm ngừa thì vẫn tốt hơn vì bệnh này có thể sẽ biến chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường diễn ra trong 5 - 10 ngày. Các triệu chứng của nó gồm sốt, mất cảm giác ngon miệng đau đầu mệt mỏi và cảm giác toàn thân yếu ớt 1 - 2 ngày đầu sẽ có nốt ban đỏ mẩn ngứa

Khi ban thủy đậu xuất hiện, nó trải qua 3 giai đoạn:

1. Những nốt ban đỏ trên da: Sẽ vỡ trong vài ngày rồi lành.

2. Mụn nước: Hình thành từ các nốt ban, sẽ mất 1 ngày hoặc hơn rồi vỡ ra.

3.  Móng đày: Trong này gồm các mụn nước bị vỡ và mất khoảng vài ngày để lành.

Trong một vài trường hợp nghiêm trọng phát ban có thể hình thành trong cổ họng, mắt và màng nhày của niệu đạo hậu môn và âm đạo. Những tổn thương mới tiếp tục xuất hiện trên da trong vài ngày.

Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào?

Thủy đậu do vi-rút Varicella-zoster gây ra, rất dễ lây, và lây rất nhanh, có khi thành dịch. Một khi bị nhiễm, bạn đã có thể phát tán vi-rút ra môi trường xung quanh 48 giờ trước khi bạn có triệu chứng đầu tiên, và sẽ còn lây nhiễm cho đến khi tất cả các tổn thương da đều đã đóng vảy.

Đường lây:

- Chủ yếu là qua đường hô hấp (qua các giọt tiết mũi nước bọt khi hắt hơi ho).

- Qua đường không khí (khi nói chuyện).

- Qua tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước bóng nước.

- Sản phụ mắc thủy đậu có thể truyền cho thai nhi thông qua nhau thai

Những người dễ mắc thủy đậu

- trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi người mẹ chưa từng bị thủy đậu hoặc chích ngừa thủy đậu.

- Sản phụ chưa từng bị thủy đậu.

Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người miễn dịch kém

Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người miễn dịch kém

- Người suy yếu miễn dịch hoặc đang điều trị bệnh bằng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch ví dụ: Hóa trị thuốc chống thải ghép, bệnh suy gan bệnh tiểu đường HIV/AIDS, ung thư…

- Người sử dụng thuốc corticoid thường xuyên cho bệnh mạn tính ví dụ: trẻ em bị hen suyễn…

- Người lớn chưa từng bị thủy đậu.

- Người không tiêm phòng thủy đậu.

- Làm công việc liên quan đến chăm sóc trẻ em: Dạy trẻ, điều dưỡng…

- Sống với trẻ em.

Hầu hết những người đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu hoặc những người đã bị bệnh thủy đậu có thể miễn nhiễm với vi-rút. Đối với những người đã từng bị mắc bệnh thủy đậu, vi-rút vẫn còn tồn tại chủ yếu trong mô thần kinh và có thể được tái hoạt, gây nên bệnh giời leo (do vi-rút Herpes zoster) sau này. Rất hiếm có trường hợp một người mắc bệnh thủy đậu 2 lần trong đời.

Biến chứng

Ở trẻ con, thủy đậu thường là bệnh nhẹ. Nhưng nó có thể có những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao. Các biến chứng có thể gặp:

- nhiễm trùng da, mô mềm, xương, khớp hoặc nhiễm trùng huyết do vi khuẩn

- Viêm phổi.

- Viêm não.

- Sốc do độc tố của vi khuẩn tiết vào máu.

- Hội chứng Reye ở trẻ em dưới 16 tuổi, được điều trị với Aspirin trong lúc bị thủy đậu.

Khi mắc bệnh, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị

Khi mắc bệnh, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị

Khi nào cần đi khám?

Nếu nghi ngờ bản thân hoặc con trẻ đang bị thủy đậu (dựa vào những triệu chứng trên), hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Bác sĩ thường chẩn đoán thủy đậu dựa vào khám các hồng ban và ghi nhận sự xuất hiện của các triệu chứng kèm theo. Bác sĩ sẽ kê toa giúp giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu và điều trị biến chứng, nếu cần.

Nên đặt lịch khám, để hạn chế tiếp xúc với những người khác ở phòng chờ (nơi các bệnh nhân sẽ lây bệnh cho nhau). Bên cạnh đó, cần khai hết cho bác sĩ nếu có bất kì biến chứng nào xảy ra:

- Các hồng ban lây lan đến một hoặc cả hai mắt.

- Nhiễm trùng bóng nước: Các bóng nước trên nền hồng ban trở nên rất đỏ, nóng hoặc mềm bệu, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát.

- Các hồng ban đi kèm với triệu chứng chóng mặt mất định hướng nhịp tim nhanh khó thở run, mất phối hợp cơ bắp ho nặng hơn nôn mửa cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39oC.

Thủy đậu ở thai phụ

Khoảng 3/1000 sản phụ. Thường gây những biến chứng nghiêm trọng cho cả sản phụ và thai nhi Nếu bị nhiễm trong tam cá nguyệt đầu trẻ có thể bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh như bất thường ở chi. Nếu mẹ bầu nhiễm trong giai đoạn 1 tuần trước sinh sẽ gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh đe dọa tính mạng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật