Vì sao bị khô khớp? Cách phòng và điều trị bệnh khô khớp hiệu quả

Khớp khô là nỗi ám ảnh với người cao tuổi trong thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí sẽ hạn chế được căn bệnh này.

Vì sao bị khô khớp?

Do quá trình lão hóa nên vào mùa đông người cao tuổi sẽ rất khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân đau xương khớp Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Bệnh nặng nhất vào thời khắc giao mùa

Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp đau khớp hạn chế vận động.

Có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là: tổn thương sụn khớp tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Đây là một bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.

Những người hay mắc chứng khô khớp thường là: người trên 60 tuổi; những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; những người uống nhiều rượu bia hút thuốc lá, những người béo phì người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự thay đổi hormon như estrogen cũng dễ bị khô khớp.

Phòng và điều trị bệnh khô khớp

Hiện nay, có cả liệu pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp, thường là vào khớp gối, vai. Phương pháp tiêm này nhằm cung cấp acid hyaluronic là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, do vậy, làm khớp vận động trơn tru. Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3-5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần.

Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng giảm đau bôi trơn khớp kéo dài đến 6 tháng hoặc 1 năm do thuốc tiêm vào kích thích các tế bào sụn và tế bào màng hoạt dịch khớp sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khoáng chất như: cá, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi đậu. Hạn chế đồ uốngcồn bỏ thuốc lá thuốc lào các thực phẩm gây kích ứng đến khớp.

Trong sinh hoạt hàng ngày: cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách. Không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.

Không nên tập thể hình hoặc mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ. Điều bạn cần làm hàng ngày: thực hiện bài tập thể dục đều đặn, những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu một chỗ hay một tư thế.

Khi tập thể thao, bạn nên thường xuyên xoa bóp khởi động cơ thể. Tăng dần tần suất từ tấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Khi tập luyện nên tiến hành từ từ, không tập quá sức và không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật