Chế độ ăn uống hợp lý nhất cho người mắc viêm cầu thận

Bệnh về thận có nhiều loại khác nhau. Do đó, việc điều trị cũng theo từng loại để có cách xử trí phù hợp.

Ngoài việc dùng thuốc ra, điều trị bằng ăn uống là một mặt quan trọng, có thể khống chế hoãn giải bệnh trạng phát triển.


Hạn chế hấp thu protein: người bệnh nhẹ trong bữa ăn hạn chế proteinmuối ăn hàng ngày protein hạn chế vào khoảng 0,8g/kg cân nặng. Người bệnh vừa và nặng thời gian đầu nên hạn chế nghiêm ngặt, hàng ngày 0,5g/kg cân nặng, tương đương phân nửa lượng cung của người bình thường.

Trong phạm vi hạn chế về lượng nên tìm cách dùng thức ăn chứa đạm tốt, như trứng gà; sữa bò; thịt nạc… Khi bệnh biến chuyển tốt, từng bước tăng lượng chất đạm nhưng hàng ngày không vượt quá 0,8g/kg cân nặng.

Hạn chế hấp thu muối natri: muối ăn thường ngày có chứa clorua natri nhiều natri sẽ tăng phù thũng và tăng huyết áp người bệnh nếu xuất hiện phù thũng và tăng huyết áp nên dùng bữa ăn ít muối; không muối hoặc ít natri.

Muối cung bình thường: 6g/ngày.

Ăn uống ít muối: < 3g/ngày.

Ăn uống không muối: < 1g/ngày.

Ăn uống ít natri: < 500mg natri/ngày.

Hạn chế hấp thu nước: nên theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày nhiều ít mà khống chế lượng dịch đầu vào. Phương pháp nắm bắt thường là trừ lượng nước tiểu bài ra hôm trước, rồi hấp thu thêm 0,5 - 1 lít. Người bệnh lượng nước tiểu quá ít có phù thũng, hàng ngày lượng dịch hấp thu nên dưới 1 lít.

Tổng lượng calo vừa đủ: người bệnh nằm giường, cung cấp calo không nên quá nhiều, carbohydrate và lipid là nguồn cung calo chính, chiếm khoảng 90% so với tổng lượng, nhưng hàm lượng lipid không nên quá nhiều, cũng như nên dùng loại dầu chứa nhiều axit béo không bão hòa, tức với dầu thực vật là chính.

Cung cấp vitamin: nhiều loại vitamin nên cung cấp đủ. Vì vitamin C đối kháng với phản ứng dị ứng càng nên cung cấp đầy đủ, có người cho rằng hàng ngày tối thiểu trên 300mg.

Ăn uống thanh nhiệt: ít béo ngậy, kiêng dùng thức ăn kích thích, như: rượu cà phê, ớt…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật