Những thảo dược bà bầu nên tránh xa để không hại thai nhi

Vì những loại thảo dược này có thể gây hại cho thai nhi của bạn, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh hoặc kích thích các cơn co thắt tử cung.

Cụ thể gồm có:

- Lô hội: Là loại thuốc tẩy cực kỳ mạnh có hại cho thai nhi

- Cây bạch chỉ: Kích thích tử cung co bóp và gây xuất huyết

- Củ nghệ tây mùa thu: Ảnh hưởng đến tế bào và có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh thai nhi

- Cây hoàng liên gai: Kích thích các cơn co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai

- Cây húng quế: tinh dầu húng quế kích thích co thắt tử cung và thường khiến bạn có thể bị sảy thai

- Rễ cây huyết dụ: Gây co thắt tử cung và ói mửa.

- Cây mao lương hoa xanh, vàng: Kích thích tử cung co bóp, nhưng nó chỉ an toàn để sử dụng trong quá trình sinh nở

- Cây đậu chổi: Gây ra các cơn co thắt tử cung.

- Đinh hương: Các tinh dầu của đinh hương gây ra các cơn co thắt tử cung.

- Rễ, gốc cây bông: Gây co thắt tử cung.

- Cây lưỡi mèo: Kích thích các cơn co thắt tử cung.

- Rễ cây đầu lân: Ảnh hưởng đến sự cân bằng kích thích tố trong cơ thể và chỉ nên sử dụng khi có sự khuyến cáo của bác sĩ.

- Nhân sâm: Có thể gây ra khuyết tật ở thai nhi

- Cây bách xù: Gây ra các cơn co thắt tử cung.

- Cây long não: Là một chất kích thích co thắt tử cung.

- Tầm gửi: Có hoá chất độc hại xâm nhập vào nhau thai

- Cây bạc hà hăng: Là một chất kích thích tử cung.

- Vỏ cây Peru: Có thể dẫn đến mù loà. Nó chỉ được phép sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ cho phụ nữ có thai bị sốt rét

- Cây phong thảo: Nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt

- Cây cửu lý hương: Dẫn đến các cơn co thắt tử cung.

- Vỏ cây de vàng: Nếu sắc dùng làm thuốc dẫn đến co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.

- Cây hành biển củ hành biển (dùng làm thuốc lợi tiểu): Là một chất kích thích tử cung và dẫn đến khuyết tật bẩm sinh.

- Cây cúc ngải: Dẫn đến các cơn co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn hoặc bắt buộc phải dùng bất cứ loại thảo dược nào trong thời gian mang thai ngay cả với những loại thảo dược hỗ trợ tốt cho thai nhi thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng ở liều lượng cho phép.

Tốt nhất là bạn không nên dùng, trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật