Tác hại nghiêm trọng của việc tăng cân quá mức ở bà bầu

Với tâm lý bà bầu ăn cho hai người, tăng cân càng nhiều càng tốt, như vậy có tốt hay có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Tâm lý ăn càng nhiều càng tốt

Khi mang thai nhất là giai đoạn đầu cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, cùng với cảm giác ốm nghén chán ăn, buồn nôn, nôn, ợ nóng táo bón cùng với sự thay đổi nội tiết tố nên dẫn đến bà bầu thường sụt cân hoặc khó tăng cân nên khi bước qua giai đoạn sau nhiều chị em có tâm lý ăn bù và ngày càng trở nên mất kiểm soát.

Hơn nữa với tâm lý dành tất cả những gì tốt nhất cho con nên thai phụ thường được gia đình tận tình chăm sóc bằng đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng nhất, nên thường dẫn đến quá đà.

Ảnh hưởng của việc tăng cân quá mức

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thai tăng cân quá mức thường có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, dẫn đến bé sinh ra có nhiều nguy cơ mắc bệnh, vậy nên cần quản lý cân nặng của cả mẹ và thai nhỉ để đảm bảo sức khỏe.

Hơn nữa khi thai phụ tăng cân thường dẫn đến thai nhi sẽ quá to, làm cho cơ mẹ thai phụ dễ mệt mỏi, tử cung giãn rộng, chèn ép lên cơ hoành gây khó thở, gây phù chân. Thậm chí khi mổ lấy thai cũng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn. Vì lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc gây tê truyền tĩnh mạch…

Bên cạnh đó việc tăng cân quá mức có thể khiến chị em sau này khó lấy lại vóng dáng dễ dẫn đến thừa cân béo phì Nhưng em bé sinh ra từ những bà mẹ thừa cân quá mức thường dễ mắc các bệnh về tim mạch, ngạt khí khi sinh dễ dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn.

Những em bé nạng cân khi sinh ra thường dễ bị hạ đường huyết hạ canxi huyết, có thể xuất huyết não dẫn đến bại não. Bên cạnh đó các bé cũng có thể gặp một số chấn thương do các thủ thuật sản khoa gây gãy tạy, gãy xương đòn....

Phòng tránh việc tăng cân quá mức

Để tránh những rủi ro trong sản khoa do việc tăng cân quá mức gây nên, chị em nên kiểm soát cân nặng, mức tăng cân trong suốt thai kỳ được khuyến nghị là 10-12kg.

Trong đó 3 tháng đầu là 1kg, 3 tháng tiếp theo là 4-5kg, và 3 tháng cuối là 5-6kg. Trường hợp trong 6 tháng cuối nếu mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1kg là tăng ít cân.

Nên kiểm soát chế độ ăn chặt chẽ, giảm ăn vặt, ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, tăng cường ăn nhiều chất sơ, uống đủ nước và tập thể dục nhẹ nhàng.

Nên định kỳ khám thai, để các bác sĩ theo dõi cân nặng của mẹ và ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật