Đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé - Các mẹ cần làm gì để cung cấp đủ cho con

Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. 

Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên nhưng kinh tế, an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong 2 năm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ vitaminmuối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ.

Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng Sữa mẹ, đặc biệt là loại sữa non (có từ ngày đầu sau sinh) chứa nhiều thành phần chất béo cần thiết cho sự phát triển của não, mắt, và sự bền vững của các mạch máu

Theo khuyến cáo của ngành y tế, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh vì sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: hàm lượng sắt trong sữa mẹ cao, các loại vitamin A C…và các chất dinh dưỡng khác… giúp trẻ khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh lây nhiễm do có sức đề kháng tốt.

Việc cho trẻ bú sữa mẹ có ý nghĩa rất quan trọng vì hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện kháng thể của mẹ truyền qua sữa sẽ giúp bé chống lại được nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, cho con bú ngoài duy trì tình cảm mẹ con, còn là cách truyền kháng thể của mẹ cho con.

Ngoài những lợi ích trên, việc cho con bú bằng sữa mẹ còn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng. Mặt khác, cũng không có bất kỳ loại sữa nhân tạo nào có chứa các chất kháng khuẩn như sữa mẹ.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng việc nuôi trẻ bằng sữa ngoài làm cho trẻ có các nguy cơ như: dễ mắc tiêu chảynhiễm khuẩn hô hấp cấp; Trẻ tăng cân quá mức; Trẻ dễ bị dị ứng do không dung nạp sữa; Giảm sự gắn bó tình cảm mẹ con; Mẹ sớm có thai trở lại…. Do đó việc nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho cả mẹ lẫn con.

Không cai sữa đột ngột, quá sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: các bà mẹ cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và sau đó bên cạnh cho bé ăn bổ sung hợp lý, cần duy trì bú sữa mẹ đến 18-24 tháng. Nếu muốn tiếp tục cho bé bú cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trừ trường hợp bé lười ăn, kéo dài bú mẹ sẽ làm bé lười ăn hơn và quấy mẹ nhiều hơn.

Các bà mẹ đang chuẩn bị cai sữa không nên cai đột ngột vì dễ làm bé bị sang chấn tinh thần và sinh lười ăn. Tốt nhất giảm từ từ, nếu vẫn cho bú 4-5 lần/ngày thì giảm thành 3, sau đó 2, rồi 1; thay dần các bữa bú bằng bột, cháo (phải có thịt, cá trứng dầu, mỡ rau quả tươi để đủ dinh dưỡng). Không cai sữa khi bé bị ốm, vào những lúc thời tiết xấu (như mùa hè nóng nực) vì ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và lẫn con.

Tránh cai sữa cho bé trước 12 tháng tuổi vì việc ăn sữa ngoài hoặc ăn bổ sung quá sớm sẽ gây tiêu chảy cho bé. Mặt khác, do hệ tiêu hoá của bé chưa làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hoá, hấp thu kém sẽ khiến bé dễ suy dinh dưỡng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật