Lưu ý khi cho trẻ uống sữa bột để con luôn luôn đủ dưỡng chất

Mỗi ngày, chỉ nên uống từ 2-3 cốc sữa, hoặc không quá 0,7 lít.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ, nhưng trong một số trường hợp mẹ không thể cho con bú, hoặc khi trẻ lớn lên thì cần thay thế, bổ sung thêm các loại sữa công thức Tuy nhiên uống sữa công thức nếu không đúng cách thì có thể làm giảm tác dụng của sữa

Trước hết là ở mỗi độ tuổi, cần cho trẻ uống sữa công thức tương ứng. Ngoài ra, phải chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ, nên cho trẻ uống duy trì một loại sữa để trẻ có thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất và cơ thể không phản ứng lại.

Ban đầu, nên cho trẻ uống uống từng lượng nhỏ rồi tăng dần để trẻ làm quen từ từ với sữa Có thể pha một ít sữa vào bột ăn dặm để trẻ quen dần với vị sữa. Nếu trẻ vẫn đang bú sữa mẹ thì nên kết hợp vừa cho trẻ uống sữa ngoài, vừa bú sữa mẹ cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi, tránh trường hợp thay đổi đột ngột quá làm cho trẻ từ chối sữa ngoài. Khi uống sữa, nếu trẻ có những biểu hiện như dị ứng tiêu chảy nôn trớ da khô đỏ… thì nên đưa trẻ đi khám.

Lượng sữa uống trong ngày cũng phải vừa phải, không nên uống sữa thay nước

Lượng sữa uống trong ngày cũng phải vừa phải, không nên uống sữa thay nước

Lượng sữa uống trong ngày cũng phải vừa phải, không nên uống sữa thay nước. Bởi uống sữa nhiều quá, có thể làm mất cảm giác ngon miệng của trẻ khi ăn, thậm chí có thể làm giảm hàm lượng sắt trong cơ thể dẫn đến thiếu máu Mỗi ngày, chỉ nên uống từ 2-3 cốc sữa, hoặc không quá 0,7 lít.

Khi pha sữa, nên dùng nước ấm với nhiệt độ vừa phải. Pha nước nóng sẽ làm các chất trong sữa mất tác dụng. Pha bằng nước nguội quá, sữa sẽ khó tan nên trẻ khó uống. Không nên pha sữa đặc quá sẽ làm trẻ mất nước dễ bị đau bụng táo bón nếu pha loãng quá thì trẻ sẽ không hấp thụ được đủ chất. Tốt nhất, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha chế theo đúng tỷ lệ được ghi trên nhãn hộp sữa.

Sữa đã pha rồi, nên cho trẻ uống trong vòng một giờ, sữa để lâu hơn dễ bị vi khuẩn xâm nhập sẽ rất có hại cho bé. Sữa bột khi đã mở nắp hộp thì phải uống trong vòng một tháng. Nếu sữa có biểu hiện vón cục thì không nên cho trẻ tiếp tục uống. Sữa bị vón cục là do độ ẩm trong sữa không đạt yêu cầu, sẽ là môi trường cho vi khuẩn nấm mốc phát triển dễ làm cho trẻ bị nhiễm độc. Vì vậy, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm kỹ lưỡng cho bé yêu của mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật