Mẹ con sản phụ nhiễm cúm H1N1 được cứu thoát khỏi tay tử thần

Nhiễm cúm A(H1N1) nguy kịch, 2 lần bác sĩ đã tuyệt vọng nhưng cuối cùng mẹ con chị Lan Hương (Quảng Ninh) cũng thoát cửa tử.

Bệnh viện Bạch Mai tiễn hai mẹ con chị Lan Hương ra viện. Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Nhi đã nhọc công suốt hơn 1 tháng mới cứu được hai mẹ con mà không để lại biến chứng gì.

Trước đó, khi đang mang thai ở tuần thứ 35, chị Hương có biểu hiện cúm: sốt đau mỏi toàn thân, mệt, vã mồ hôi… Đến ngày thứ 5 thấy khó thở nhiều, chị mới đến Bệnh viện Bãi Cháy khám. Tại đây, chị được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do cúm A, được đặt nội khí quản, bóp bóng; sau đó chuyển lên khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, tình trạng bệnh nhân đã rất nguy kịch suy hô hấp nặng. Kết quả xét nghiệm khẳng định thai phụ bị cúm A(H1N1) đại dịch. Dù điều trị bằng các biện pháp hồi sức tích cực thuốc kháng virus lọc máu liên tục... nhưng bệnh vẫn ngày một nặng hơn, nguy cơ tử vong cả mẹ và con.

Bệnh viện đã hội chẩn toàn viện quyết định mổ lấy thai Một nhóm các bác sĩ và điều dưỡng sơ sinh đợi sẵn đón bé ngay tại phòng mổ và tiến hành hỗ trợ hô hấp Sau 4-5 ngày chăm sóc đặc biệt, tình trạng của bé tiến triển tốt hơn.

Tuy nhiên, tình trạng của mẹ nguy kịch hơn, không đáp ứng với máy thở tràn khí màng phổi hai bên. Bệnh nhân nhanh chóng bị đẩy vào trạng thái không còn khả năng cứu chữa (phổi không còn nơi để trao đổi khí). 

'Thử hết cách không có tác dụng, lúc đấy thực sự chúng tôi đã nghĩ buông xuôi, nhưng rồi lại quyết định thử áp dụng kỹ thuật Ecmo - tim phổi nhân tạo tại giường. Cố hết sức không được thì đành chịu', Tiến sĩ Bình chia sẻ.

Theo bác sĩ, Bệnh viện đã áp dụng kỹ thuật này thành công trên 15 trong số 20 ca ở các bệnh nhân viêm cơ tim ngừng tim Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kỹ thuật được áp dụng hỗ trợ phổi nhân tạo cho một bệnh nhân tổn thương phổi nặng do cúm A.

Đây là công việc không hề dễ vì tạng của bệnh nhân bị suy rất nặng. Nguy cơ nhiễm trùng tắc mạch rối loạn đông máu chảy máu rất lớn... Cán bộ y tế phải theo dõi liên tục các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân 9e63 phát hiện và xử trí kịp thời từ những thay đổi nhỏ nhất; đề ra phương pháp điều trị từng giờ.

'Mỗi ngày chúng tôi phải hội chẩn vài chục lần trực tiếp, qua điện thoại. Thế nhưng đến ngày thứ 2 tiến hành kỹ thuật này, bệnh nhân lại xuất hiện loạn nhịp tim Một lần nữa các bác sĩ lại nghĩ hay buông xuôi nhưng rồi chúng tôi quyết định cố đặt máy tạo nhịp tim để kiểm soát nhịp tim', Tiến sĩ Bình kể.

Vì các mạch máu đã cắm đầy ống thông để làm Ecmo, đường lọc máu... không còn đường vào để đặt máy, các bác sĩ đã phải đặt máy tạo nhịp tim bằng điện cực dán dưới da. Từ đó, tình trạng bệnh nhân dần cải thiện và giờ có thể xuất viện.

Tiến sĩ Bình khuyến cáo, cúm A(H1N1) từng gây đại dịch vào năm 2009, giờ lưu hành như một cúm mùa thi thoảng vẫn ghi nhận những chùm ca bệnh trên người, trong đó có một vài ca nặng nên người dân không thể lơ là cảnh giác.

Nếu cảm cúm 2-3 ngày không đỡ, người bệnh nên đến viện, nhất là những nhóm nguy cơ cao như thai phụ, trẻ nhỏ người già người có bệnh mãn tính

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật