Cảnh giác với bệnh tiểu đường đôi với phụ nữ khi mang thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh xảy ra trên phụ nữ mang thai, gây nhiều ảnh hưởng xấu cho thai nhi, bệnh do lượng đường gluco trong máu tăng cao.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân chủ yếu là do tăng cân quá mức ở thai phụ và sự thay đổi hormon làm cho cơ thể kháng lại insulin Lúc nàu lượng đường huyết tăng cao trong máu.

Yếu tố nguy cơ đó là thai phụ thừa cân hoặc béo phì có tiền sử gia đình bị tiểu đường do sự chuyển hóa bất thường gluco thai nhi quá to, và có tiền sử bị bệnh buồng trứng đa nang...

Kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể, tăng cường rau xanh và chất xơ sẽ giúp giảm bệnh tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị, có thể có nhiều tác dụng xấu trên thai nhi

Thai quá to gây sinh khó có thể gây nguy hiểm cho thai, sản phụ bị hạ đường huyết sau sinh, thậm chí khó thở khi trẻ sinh ra có nguy cơ bị tiểu đường tuyp 2 khi trưởng thành.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi thì cần có một chế độ ăn phù hợp và khoa học, không nên ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều tinh bôt, nên ăn nhiều rau xanhchất xơ như hoa quả ngũ cốc nguyên hạt, thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội giúp cho ổn định đường huyết, nên định kỳ theo dõi đường huyết.

Tuy nhiên, những sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ lần sau và có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 sau này. Do đó, những sản phụ này sau sinh cần phòng ngừa đái tháo đường type 2 với việc duy trì trọng lượng lý tưởng; hoạt động thể lực khoảng 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi tập thể dục hay nhảy đầm; thực hiện chế độ ăn có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm mỡ và thức ăn giàu năng lượng; xét nghiệm đường huyết thường xuyên mỗi năm.

Nguy cơ bị đái tháo đường của bé có thể được giảm thấp bằng cách cho bé bú mẹ và duy trì trọng lượng bé trong giới hạn bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật