Caffeine: Bao nhiêu thì đủ để không gây hại cho cơ thể?

Một người trưởng thành khỏe mạnh không có vấn đề bệnh tật có thể sử dụng 300-400mg/ngày mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Cà phê đối với mỗi người giống như bạn đồng hành giúp tỉnh táo mỗi sáng thức dậy cũng như xua tan sự mệt mỏi trong công việc. Tuy nhiên, những tranh cãi xung quanh ảnh hưởng của việc nghiện cà phê đến sức khỏe vẫn chưa có hồi kết. Vậy bản thân cà phê có hại hay lạm dụng mới gây hậu quả? Để trả lời câu hỏi này, hãy chú ý đến một số khái niệm cơ bản.

Caffeine là gì?

Caffeine là chất kích thích gây hưng phấn phổ biến nhất trên thế giới có tác động đến hệ thần kinh trung ương giúp tăng cường năng suất lao động. Bên cạnh đó, nó còn làm tăng nhịp tim tác động tích cực đến quá trình hô hấp giúp lợi tiểu và giảm mệt mỏi.

Cà phê là thức uống chứa nhiều caffeine

Cà phê là thức uống chứa nhiều caffeine

Mức nào được coi là giới hạn an toàn?

Sử dụng caffeine với liều lượng khoa học không gây bất lợi cho hoạt động bình thường của cơ thể. Một người trưởng thành khỏe mạnh không có vấn đề bệnh tật có thể sử dụng 300-400mg/ngày, tương đương khoảng 3 cốc, mỗi cốc 200ml mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Tuy nhiên, một số người lại mẫn cảm với caffeine, chỉ cần một cốc nhỏ (100-120mg caffeine) cũng khiến họ trằn trọc cả đêm. Sử dụng caffeine khoa học có thể giảm thiểu sự mẫn cảm này. 

Có thể nói, đây là hoạt chất dễ gây nghiện. Như chúng ta đều biết giấc ngủ là hoạt động bắt buộc cho sự phát triển và sức khỏe của con người và bất cứ chất nào làm gián đoạn giấc ngủ đều phải cân nhắc trước khi dùng. Đó là nguyên nhân tại sao caffeine không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi.

Cùng với nhu cầu ngày càng gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên, có thể nói hoạt chất này đã và đang trở thành người bạn không thể thiếu để có được kết quả học tập như mong muốn.

Đối với trẻ vị thành niên đang trải qua thời kì phát triển não bộ thì lượng caffeine tiêu thụ lí tưởng là dưới 100mg/ngày.

Phụ nữ có thai và cho con bú nên sử dụng caffeine càng ít càng tốt, tối đa là 200mg/ngày để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhitrẻ sơ sinh

Caffeine giúp lợi tiểu, tăng khả năng tập trung nhưng dễ gây nghiện

Caffeine giúp lợi tiểu, tăng khả năng tập trung nhưng dễ gây nghiện

Caffeine trong trà

Giới hạn tiêu thụ caffeine mỗi ngày bao gồm lượng caffeine có trong cà phê và những nguồn khác như trà đen (47-60mg/cốc) nước tăng lực (80-100mg/chai) đồ uống có gas (40-5-mg/chai).

Hơn nữa, hàm lượng caffeine còn phụ thuộc vào loại hạt cà phê cũng như phương pháp sấy. Một ly pha cà phê espresso chứa 80 mg caffeine, trong khi một tách cà phê nguyên chất chứa 140 mg.

Trên thực tế, cà phê rang kĩ có hàm lượng caffeine thấp hơn loại rang ‘tái’ do caffeine bị hao hụt một phần trong quá trình sao hạt.

Lời khuyên

Không nên quá dựa dẫm vào hoạt chất này

Không nên quá dựa dẫm vào hoạt chất này

Caffeine là hoạt chất lợi tiểu và chúng có xu hướng ‘đẩy’ nước ra khỏi cơ thể nên nếu uống 1 tách cà phê thì phải ‘bù’ bằng 2 cốc nước lọc.

Uống cà phê khoảng 4-6 giờ trước khi đi ngủ để hoạt chất caffeine không làm rối loạn giấc ngủ

Cuối cùng, nhớ rằng caffeine không ‘cho không’ năng lượng. Nó khiến bạn tỉnh táo, tăng năng suất công việc nhưng chỉ là giải pháp nhất thời sau đó sẽ giảm từ từ. Nói cách khác, đây chỉ là năng lượng bạn đi ‘mượn’. Thay vì quá dựa dẫm vào nó, hãy tập trung vào việc duy trì nồng độ đường huyết trong bằng cách chia nhỏ các bữa ăn. Điều này để giảm tác hại khi chỉ uống cà phê hay trà.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật