Lợi ít hại nhiều khi thường xuyên thụt rửa âm đạo ít người biết đến

Hiểu đúng về phương pháp vệ sinh vùng kín này sẽ giúp các chị em tránh được những tác hại.

Thụt rửa âm đạo là 1 phương pháp thường được nhiều phụ nữ sử dụng để làm sạch sâu âm đạo. Dụng cụ đi kèm để thụt rửa âm đạo là một chai có đầu dây nhỏ có thể đi sâu và phun nước vào âm đạo. Nguyên liệu thường dùng để thụt rửa là hỗn hợp nước, giấm hoặc dung dịch chuyên dụng bán ở hiệu thuốc

Thụt rửa âm đạo có tốt như phụ nữ vẫn tưởng?

Đa phần phụ nữ thụt rửa âm đạo nhận thấy đây là phương pháp mang lại nhiều lợi ích, giúp họ loại bỏ mùi khó chịu của 'vùng kín'.

Khi kết thúc những ngày 'đèn đỏ', nhiều chị em áp dụng cách này với suy nghĩ nó giúp rửa sạch máu kinh nguyệt

Đa phần phụ nữ có thụt rửa âm đạo đều cho rằng thụt rửa âm đạo là một phương pháp thần kì (Ảnh minh họa: Internet)

Đa phần phụ nữ có thụt rửa âm đạo đều cho rằng thụt rửa âm đạo là một phương pháp thần kì (Ảnh minh họa: Internet)

Một bộ phận phụ nữ cho rằng, cách làm này giúp họ tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục thậm chí có thể ngăn ngừa việc mang thai sau khi quan hệ.

Mặc dù vậy, đó là chỉ là nhận định cảm tính của chị em còn trên thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được những lợi ích kể trên.

Gần đây, các nhà khoa học khuyến cáo rằng thai phụ không nên sử dụng phương pháp này mỗi ngày vì làm tăng nguy cơ sinh non

Lợi bất cập hại khi thụt rửa âm đạo

Trong khi những lợi ích của việc thụt rửa âm đạo mới được chứng minh chưa đáng kể thì những tác hại của phương pháp này được các nhà khoa học chỉ ra trong nhiều nghiên cứu như khiến phụ nữ tăng nguy cơ bị mắc bệnh phụ khoa ung thư cổ tử cung viêm vùng chậu gây nhiễm trùng âm đạo và gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ

Nguyên nhân là do môi trường tự nhiên trong âm đạo chứa nhiều loại vi khuẩn hữu ích có khả năng tự làm sạch và ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh phòng vệ trước sự tấn công của các vi khuẩn lạ.

Động tác thụt rửa sâu và nhiều lần có thể phá vỡ môi trường tự nhiên, đồng thời vô tình làm mất đi vi khuẩn có ích, mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo.

Vô tình, hành động này làm chị em tăng nguy cơ bị mắc các bệnh phụ khoa thậm chí trong một số trường hợp có thể gây ra nhiều tác hại tới tử cung ống dẫn trứngbuồng trứng

Đặc biệt, trong dung dịch còn có một số thành phần hóa chất dễ gây viêm âm đạo Thụt rửa trong tình trạng âm hộ, âm đạo đang bị viêm nhiễm có thể gây nhiễm trùng ngược, khiến tình trạng viêm nhiễm tại chỗ lây lan rộng hơn, bệnh tình cũng trầm trọng và khó điều trị dứt điểm hơn.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ phụ khoa, tốt nhất chị em phụ nữ nên vệ sinh vệ sinh bên ngoài 'vùng kín' 2 - 3 lần/ngày bằng nước sạch và giữ khô ráo (Ảnh minh họa: Internet)

Theo khuyến cáo của các bác sĩ phụ khoa, tốt nhất chị em phụ nữ nên vệ sinh vệ sinh bên ngoài 'vùng kín' 2 - 3 lần/ngày bằng nước sạch và giữ khô ráo (Ảnh minh họa: Internet)

Đặc biệt lưu ý trong thời gian mang thai việc làm này khiến phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo làm tăng nguy cơ sinh non và lạc nội mạc tử cung Hành động 'làm sạch' khiến nguy cơ mang thai ngoài tử cung tăng lên 76%.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ phụ khoa, tốt nhất chị em phụ nữ nên vệ sinh vệ sinh bên ngoài 'vùng kín' 2 - 3 lần/ngày bằng nước sạch và giữ khô ráo.

Tránh việc mặc quần áo chật, ẩm ướt vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi phát triển gây bệnh phụ khoa. Sử dụng quần chíp chất liệu cotton khô thoáng, sạch sẽ.

Không nên tự ý thụt rửa âm đạo khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, chị em cũng không nên sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa mạnh hoặc nước bẩn có nhiều vi sinh vật để vệ sinh vùng kín

Khi nhận thấy có các dấu hiệu của bệnh phụ khoa như có mùi nặng, xuất hiện bất thường ở dịch âm đạo hoặc cảm giác đau rát thì phải đi khám phụ khoa ngay để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật