Thời điểm cấm kỵ ăn tổ yến để tránh làm cho bệnh nặng hơn

Người bị cảm, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài... ăn yến càng làm cho bệnh nặng hơn.

Theo Đông y yến sào tức tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Tuy nhiên những người tỳ vị hư cảm mạo phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng ăn không tiêu đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu sốt thực nhiệt... thì không nên dùng yến. Lý do, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa kém, ăn yến khiến bệnh càng nặng hơn.

Ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài... ăn yến càng làm cho bệnh nặng hơn

Ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài... ăn yến càng làm cho bệnh nặng hơn

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa cho biết, tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể người hơi ngắn, miệng khô đờm nhiệt, ho lao. Cơ thể mệt mỏi biếng ăn mất ngủ khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm da khô nóng tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, tổ yến còn giúp tăng thêm sức đề khángmiễn dịch cho cơ thể bảo vệ da tươi nhuận và mịn màng.

Lương y Hải khuyên người dùng nên kết hợp yến với thuốc đông y bao gồm kỷ tử sa sâm đẳng sâm táo. Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng tổ yến bồi bổ rất tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật