C

Viêm da tiếp xúc gây ra bởi côn trùng nhưng chẩn đoán nhầm thành zona sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Áp dụng những vị thuốc dân gian dễ tìm bệnh zona thần kinh chỉ trong vài ngày là khỏi

Nguy cơ cơn đau timđột quỵ có thể tăng sau mắc bệnh Zona

Cách điều trị và mẹo đuổi kiến ba khoang tại nhà ai cũng cần biết

Kiến ba khoang thuộc họ Cánh cụt (Staphylinidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân đốt (Arthropoda). Trên thế giới đã phát hiện được hơn 46.000 loài, 3.200 giống, 31 phân họ, trong đó 2/3 số loài sống ở vùng nhiệt đới. Khi bị kiến ba khoang đốt nếu không kịp xử lí sẽ rất nguy hiểm.

Bệnh zona (zôna hay zôna thần kinh) là dạng tái hoạt của virus varicella zoster, tức là bệnh nhân trước đó đã từng mắc bệnh thủy đậu (trái rạ). Thường thì bệnh nhân nhiễm thủy đậu khi còn nhỏ rồi lành bệnh nhưng virut không bị diệt mà ẩn vào trong tế bào thần kinh, Hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, virus tái hoạt động thành bệnh zona.

Nhầm lẫn tai hại giữa kiến ba khoang đốt và bệnh zona thần kinh

Theo ghi nhận, có đến hơn 80% bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện Da liễu Trung Ương thường nhầm lẫn triệu chứng kiến ba khoang đốt với bệnh da liễu Zona.

Vì nhầm lẫn vết đốt do kiến ba khoang gây ra với bệnh zona, khi trên da xuất hiện những vết phỏng rộng, lan tỏa, có mủ nên không ít người đã tự mua thuốc để bôi. Có những người bệnh bôi quá nhiều Acyclovir đến mức bị loét da, tổn thương sâu hơn, lúc này việc điều trị sẽ càng phức tạp.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nhớ (22 tuổi, sinh viên năm cuối trường Báo chí) chia sẻ: “Mình cũng không thể phân biệt được bệnh zona hay do bị kiến ba khoang đốt nữa, nên cứ ra tiệm thuốc tây bảo người ta rằng mình bị zona thì y sĩ cho thuốc về bôi thôi chứ cũng không biết thế nào. Tuy nhiên, bôi mãi cũng chẳng khỏi, vết loét ngày càng lan rộng, rất ngứa và rát, lại còn xuất hiện mủ. Đi khám lại thì không phải bị bệnh zona mà do kiến ba khoang đốt”.

Error: Image could not be generated!

https://static.suckhoe.vn/api/images/20180906/cach-phan-biet-benh-zona-va-kien-ba-khoang-dot-de-tranh-nhung-nguy-hiem-chet-nguoi-23229934-bb-baaacviiBj.jpg" alt="cach-phan-biet-benh-zona-va-kien-ba-khoang-dot-de-tranh-nhung-nguy-hiem-chet-nguoi_23229934" />


Bác Nguyễn Thị Thắm (46 tuổi, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Dạo gần đây trong nhà xuất hiện rất nhiều kiến ba khoang, nhưng không ngờ độc tính của nó lại mạnh như vậy. Hôm nọ tôi để cháu chơi một mình, nó thấy mấy con kiến liền nghịch, sau đó trên người thấy ngứa và lên những vệt đỏ, tôi lấy luôn lọ thuốc chữa zona lần trước còn bôi cho cháu nhưng không đỡ, vệt đỏ ngày càng lan rộng. Hiện cháu cũng đỡ rồi, cháu được bác sĩ ở bệnh viện da liễu khám và cho thuốc, nhưng do tôi bôi thuốc linh tinh cho cháu làm quá trình điều trị lâu hơn”.

TS Nguyễn Xuân Quang, trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn cho biết, trên cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại.

Cách phân biệt bệnh zona và kiến ba khoang đốt

Hai bệnh này có tỷ lệ nhầm lẫn là rất cao, do vậy cần phân biệt trước khi tiến hành điều trị.

Đối với bệnh zona

Thường gặp ở một vài người trước đó đã mắc thuỷ đậu, sau đó vi khuẩn di chuyển đến sống tiềm ẩn tại những hạch cảm giác ở thần kinh vùng thắt lưng. Khi cơ thể suy nhược căng thẳng hoặc sau các ngày làm việc stress bị những bệnh khác khiến cho giảm miễn dịch như bệnh lao AIDS... thì virus sẽ theo đường thần kinh tái hoạt gây bệnh.

- Bắt đầu thường là sốt nhẹ khoảng 38 độ C nhức đầu mệt mỏi đau xương sống, đau nhức dọc theo dây thần kinh vùng da chuẩn bị nổi thương tổn và chỉ hiện diện ở một bên người (trừ ở người bệnh AIDS).

- Khoảng 2-3 ngày khi các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài, bệnh nhân cảm giác vùng da phát bệnh ngứa ngáy, căng bỏng, rát, nhức dai dẳng. Có thể nổi hạch sưng đau tại vị trí tương ứng. Ngoài ra, cơ thể còn thấy mệt mỏiđau đầu

- Xuất hiện các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ hơi cao hơn mặt da, có hình tròn hoặc bầu dục lần lượt nổi dọc theo dây thần kinh. Chúng có thể nằm rải rác hoặc thành cụm, thành dải dài, thành vệt.

Error: Image could not be generated!https://static.suckhoe.vn/api/images/20180906/cach-phan-biet-benh-zona-va-kien-ba-khoang-dot-de-tranh-nhung-nguy-hiem-chet-nguoi-23233568-bb-baaadjQvsu.jpg" alt="cach-phan-biet-benh-zona-va-kien-ba-khoang-dot-de-tranh-nhung-nguy-hiem-chet-nguoi_23233568" width="591" height="259" />

- Tiếp đó, các mụn nước chứa dịch trong bắt đầu xuất hiện trên các mảng đỏ thành từng cụm. Chúng thường căng và khó vỡ; rồi to dần, dịch trở nên đục và dễ vỡ hơn.

- Cuối cùng chúng vỡ ra, chảy nước và xẹp đi, bề mặt bắt đầu khô đóng vảy và để lại sẹo (nếu bị nhiễm khuẩn).

Bệnh zona có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng bệnh zona xuất hiện xung quanh mắt hay trán có thể gây nhiễm trùng mắt, giảm thị lực thậm chí gây mù. Do đó, ngay khi phát hiện có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân cần thăm khám kịp thời để chẩn bệnh chính xác và có phương án đối phó phù hợp nhằm tránh các biến chứng và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Xem thêm: Những hình ảnh minh chứng kiến ba khoang là “sát thủ” thực sự

Đối với người bị kiến ba khoang đốt

- Dấu hiệu: Thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.

- Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.

- Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.

- Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.

Error: Image could not be generated!https://static.suckhoe.vn/api/images/20180906/cach-phan-biet-benh-zona-va-kien-ba-khoang-dot-de-tranh-nhung-nguy-hiem-chet-nguoi-2322951-bb-baaacDl5pW.jpg" alt="cach-phan-biet-benh-zona-va-kien-ba-khoang-dot-de-tranh-nhung-nguy-hiem-chet-nguoi_2322951" /> Kiến ba khoang đốt có điểm lỏm trắng vàng ở giữa

- Sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch.

TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng khuyến cáo rằng: "Kiến ba khoang rất khó diệt, những loại thuốc xịt côn trùng thông thường không có tác dụng. Do đó, mọi người cần phòng tránh bằng cách:

Quần áo sau phơi khô cất cần giũ mạnh. Kiểm tra kỹ quần áo, khăn mặt, giường chiếu… trước khi sử dụng.

Nên mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài chơi buổi tối, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.

Nếu phát hiện thấy kiến ba khoang đậu bám trên quần áo, khăn mặt, trên người nên thổi nhẹ hoặc hất cho chúng bay đi, không nên đập chết và chà xát chúng trên da".

 

Mai Hoa / Phụ nữ Online

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật