Lượng đường trong máu ảnh hưởng đến trí nhớ chúng ta như thế nào?

Theo các nhà nghiên cứu, lượng đường trong máu ảnh hưởng đến trí nhớ.

Đại học Y khoa Charite Berlin (Đức) vừa đưa ra kết luận sau khi nghiên cứu được thực hiện với 141 người có độ tuổi trung bình là 63. Những người tham gia thử nghiệm không bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường Nghiên cứu được thực hiện với yêu cầu người tham gia phải nhớ lại sự việc vừa diễn ra trong vòng từ 15 - 30 phút. Họ được quét não để đo kích thước vùng hippocampus của bộ não bộ phận có vai trò quan trọng trong trí nhớ Kết quả cho thấy, người có lượng đường trong máu cao nhiều khả năng gặp các vấn đề về bộ nhớ, ngay cả khi họ không bị bệnh tiểu đường những người có lượng đường trong máu thấp có khả năng đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ. Ngoài ra, những người có lượng đường trong máu cao cũng có kích thước vùng hippocampus trong não nhỏ hơn.
TS. Agnes Floel cho biết: “Ngay cả những người có lượng đường trong máu ở mức bình thường, việc làm giảm lượng đường cũng là một phương pháp đầy hứa hẹn để ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức và trí nhớ khi lớn tuổi. Chúng ta nên thử nghiệm các chiến lược như giảm lượng calo tiêu thụ và tăng cường hoạt động thể chất”.

Có thể rất ít người biết rằng hầu hết ở người lớn có khoảng 4-5 lít máu trong cơ thể và ngạc nhiên hơn nữa đó chính là trong số lượng máu đó chỉ có chứa một thìa café đường. Và nếu lượng đường trong máu của bạn tăng lên một muỗng canh thì thực sự tình trạng của bạn đã rất nghiệm trọng, có nguy cơ lớn sẽ đi vào hôn mê do tăng đường huyết hoặc có thể dẫn đến tử vong Theo những nghiên cứu mới nhất khi đường trong máu tăng lên không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn có nguy cơ lớn là ảnh hưởng đến trí nhớ.

Cứ 4 đến 5 lít máu thì có một thìa cafe đường trong máu

Cứ 4 đến 5 lít máu thì có một thìa cafe đường trong máu

Vì sao não lại suy yếu khi đường huyết tăng?

Một nghiên cứu đã đăng tải trên Tạp chí The New England Journal of Medicine, các tác giả đã tiến hành đo lượng đường trong máu ở hơn 2000 người có tuổi trung bình là 76 tuổi. Kết quả cho thấy bất kỳ sự gia tăng lượng đường có trong máu đều có liên quan đến nguy cơ bị mất trí nhớ; lượng đường càng cao thì nguy cơ tăng mất trí nhớ càng cao.

Ngoài ra lượng đường có trong máu khi không kiểm soát được có thể làm hỏng các mạch máu trong cơ thể trong đó có bao gồm cả trong não. Kém tưới máu cho não bộ là một trong những nguyên nhân của căn bệnh mất trí nhớ và có thể gây ra các rối loạn ở những người bị bệnh Alzheimer Hơn thế nó còn có thể gây đề kháng insulin thường gặp ở những người có lượng đường trong máu cao làm tổn hại cho các tế bào não. Chính vì vậy  việc hạn chế đường dư thừa là một việc quan trọng để bảo vệ sức khỏenão của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật