Tiềm ẩn nguy cơ rối loạn máu đông khi bị rắn lục cắn

Bệnh viện Nhi đồng 1 tuần qua đã tiếp nhận 1 trường hợp bé trai Ng. T. 9 tuổi ngụ ở Tiền Giang, bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn.

Gia đình bé T cho biết. trong khi trèo cây hái quả bé T. bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn bàn chân phải. Người nhà đưa đi thầy lang đắp thuốc vết thương sưng to, chảy máu tại chỗ và biểu hiện xuất huyết da từng mảng toàn thân, trẻ than mệt xanh xao nên được người nhà đưa thẳng đến bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tại đây, các bác sĩ trực xác nhận con rắn mang theo là rắn lục xanh đuôi đỏ. Bé T. có biểu hiện rối loạn đông máu nặng, sưng bầm chảy máu vết thương rắn cắn, lan rộng xung quanh lên trên cẳng chân nên được truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu. Tình trạng bé vẫn không cải thiện sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, vết thương sưng bầm tiếp tục lan lên đùi phải xét nghiệm máu bé bị rối loạn đông máu nặng nên được truyền tiếp liều thứ 2 huyết thanh kháng nọc rắn lục tre đặc hiệu. Kết quả sau 1 tuần điều trị tình trạng trẻ đã ổn định, bớt sưng đau hết chảy máu.

Qua trường hợp này BS Nguyễn Minh Tiến - Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống Độc lưu ý đến qúi phụ huynh sống ở vùng quê, cần phát hoang xung quanh nhà, tránh để rắn chạy vào nhà trú ẩn, tránh mưa cắn người. Giáo dục trẻ không trèo cây gây té ngả hoặc bị rắn cắn Tối ngủ giăng mùng kín vừa tránh muỗi đốt vừa tránh rắn cắn, lại tránh côn trùng khác tấn công trẻ.

Phác đồ điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn của Bộ Y tế

Bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc. Tuyệt đối không chích rạch tại vết cắn. Đó là nguyên tắc đầu tiên được đưa ra trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân rắn lục xanh đuôi đỏ cắn mà Bộ Y tế đã ban hành.

Theo Bộ Y tế, khi bị rắn lục đuôi xanh đuôi đỏ cắn, người bệnh sẽ bị rối loạn đông máu và hậu quả là xuất huyếtthiếu máu tổ chức gây thiếu ôxy tổ chức. Chảy máu trong các khối cơ lớn có thể gây hội chứng khoang.

Khi bị rắn lục cắn, chỉ vài phút sau tại vết cắn sẽ bị sưng nề nhanh đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm. Sau khoảng 6 giờ phần tổn thương sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím xuất huyết dưới da xuất huyết trong cơ. Có thể có bọng nước, xuất huyết trong bọng nước. Có thể nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang.

Dấu hiệu toàn thân, người bệnh sẽ thấy chóng mặt lo lắng; có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu: tụt huyết áp da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ thiểu niệu vô niệu Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn; chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng Chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa tiết niệu chảy máu âm đạo chảy máu phổi, não, thậm chí có thể suy thận cấp.

Khi có người bị rắn lục cắn, cần sơ cứu trước khi chuyển bệnh nhân tới bệnh viện Theo đó cần rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. Sau đó, hãy băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch không garô động mạch Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp.

Đặc biệt người bệnh không chích rạch tại vết cắn. Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc rồi nhanh chóng chuyển người bệnh tới viện.

Khi xác định được bệnh nhân có các dấu hiệu điển hình của rắn lục cắn bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (cơ bản nhất là xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường và xét nghiệm đông máu toàn bộ có rối loạn), cần nhanh chóng điều trị cho người bệnh theo phác đồ Bộ Y tế ban hành.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để phòng ngừa rắn độc cắn cần phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật