Xuất hiện bầm tím sau khi ngủ dậy: Không phải là "ma trêu"

Chắc hẳn nhiều khi bạn ngủ dậy và xuất hiện vết thâm tím dưới da. Đó không phải là 'ma trêu' như người lớn thường nói với bạn đâu, nó có cơ sở khoa học cả đấy nhé.

Hiện tượng bầm da trong y học gọi là 'xuất huyết dưới da', xuất hiện do vỡ những mạch máu nhỏ dưới da. Hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch, tụ lại ở mô liên kết lỏng lẻo dưới da,  tạo nên vết bầm. Tùy theo kích thước của khối bầm mà được phân loại thành chấm, đốm, mảng xuất huyết hay thậm chí là ổ máu tụ.

Thời gian để màu sắc da trở lại bình thường thông thường là 2-4 tuần. Vết bầm ở chân thường lâu tan hơn ở mặt hay tay do tác dụng của trọng lực. Khi thấy vết bầm dưới da, nhiều người thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian. Ngay sau khi bị thương tổn, chúng ta nên chườm lạnh để giúp co mạch máu giảm sưng viêmchảy máu tiếp tục.

Vết bầm thường bị bỏ qua do chủ quan

Vết bầm thường bị bỏ qua do chủ quan

Xu hướng hay bầm da thường di truyền. Do đó, nếu cha mẹ thường xuyên bị bầm da, con cái cũng có khả năng đó. Phụ nữ dễ bị bầm da hơn nam giới. Tỉ lệ mỡ phân bố trên cơ thể cũng có một vai trò nhất định. Mỡ đồng thời cũng là một mô đệm bảo vệ cơ thể, nên bầm da sẽ dễ xuất hiện hơn ở người gầy.

Người có tuổi sẽ dễ bị bầm da hơn do làn da không được bảo vệ sau một thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời những mạch máu cũng có khả năng dễ vỡ hơn. Một số thuốc có thể làm suy yếu các mạch máu, dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu bao gồm: Aspirin, Warfarin, Steroid, Clopidogrel...

Tuy nhiên, bầm da cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm cần điều trị. Do đó, những vết bầm da xuất hiện đột ngột không giải thích được, bầm da xuất hiện quá thường xuyên, hay bầm da không biến mất sau 1 tháng, có thể là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe Chúng có thể có nguyên nhân như do đa hồng cầu suy thận bệnh lý về máu... Do đó, bệnh nhân cần gặp BS chuyên khoa để thăm khám và kết luận chính xác.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến vết bầm trên da như:

Thiếu vitamin: Một số loại vitamin như vitamin B12 vitamin K vitamin C có vai trò trong việc tạo, cắt giảm đông máu và chữa lành vết thương Thiếu hụt nhẹ những vitamin này không gây ra triệu chứng nào, nhưng nếu kéo dài liên tục dẫn đến một số biểu hiện như bầm tím. Bạn bổ sung thực phẩm giàu vitamin vào chế độ ăn hoặc sử dụng viên vitamin tổng hợp để tăng cường dưỡng chất và ngăn vết bầm.

Vết bầm có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm

Vết bầm có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm

Lão hóa: Thật không may, tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bầm tím. Da bị lão hóa trở nên mỏng, nhợt nhạt. Mạch máu ở lớp hạ bì ngày càng yếu ớt khiến các hiện tượng như ban xuất huyết hoặc u máu quả anh đào dễ xảy ra, biểu lộ ra ngoài bằng vết bầm tím Không cách nào đảo ngược được tình trạng này, song bạn có thể phòng tránh bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước cho da.

Một số bệnh có thể làm bạn dễ bị bầm da hơn như tiểu đường giẩm tiểu cầu hoặc bệnh Von Willebrand (bệnh rối loạn đông máu)

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật