Cách phòng và tránh chứng bệnh hậu sản sau sinh cho các mẹ

Cơ thể người phụ nữ sau sinh thường rất yếu tổn thương khí huyết, lỗ chân lông thường giãn ra, co cơ tử cung, phần kín có sản dịch…

Do những tổn thương và mệt mỏi của cơ thể trong quá trình mang thai và giai đoạn sinh nở mang lại, nên phụ nữ rất dễ  mắc phải một vài chứng bệnh sau sinh.

Những chứng bệnh có thể gặp sau sinh

Theo các chuyên gia sản khoa thì cơ thể phụ nữ sẽ hồi phục sau 6 tuần sau sinh tuy nhiên nếu như sản phụ chủ quan hoặc không được chăm sóc tốt thì có thể mắc một số chứng bệnh sau đây.

- Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.

- Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh (sót nhau, đỡ đẻ không vô khuẩn, vệ sinh âm đạo sau sinh kém...). Nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn: tầng sinh môn âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, nhiễm trùng tử cung

- Tiền sản giật và sản giật sau sinh là một trong những thách thức lớn nhất về sức khỏe ở phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong bà mẹ trên toàn cầu. Phần lớn các trường hợp sản giật xảy ra trong những ngày đầu sau sinh.

- Trầm cảm sau sinh là bệnh suy giảm về tinh thần xảy ra với một số sản phụ trong thời kỳ sau sinh. Các bà mẹ bỗng trở nên vui buồn bất chợt, dễ rơi nước mắt, tủi thân, hay lo âu chán ăn khó ngủ…

- Bí đại, tiểu tiện sau sinh: sản phụ thường bí đại, tiểu tiện do tình trạng liệt ruột hoặc giảm nhu động ruột, liệt cơ bàng quang  

Biện pháp phòng tránh chứng bệnh sau sinh

- Khi sinh xong thường cơ thể của sản phụ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lỗ thường giãn ra, các cơ quan trong cơ thể phải đào thải những chất cặn bã khi mang thai và phục hồi lại chức năng cho bà mẹ.

- Vậy cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của các bà mẹ tối thiếu 3 ngày sau sinh về: Theo dõi huyết áp, dấu hiệu của choáng, sốc, số lượng nước tiểu để phòng và cấp cứu kịp thời băng huyết, sản giật. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vận động và đi lại ngay khi có thể, theo dõi số lượng nước tiểu, lần đi đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang.

- Theo dõi, sự co của tử cung, màu, số lượng, mùi của sản dịch. Ngoài ra theo dõi sắc mặt, màu lưỡi thể chất và tinh thần sản phụ. Để phát hiện sớm đờ tử cung, sót rau viêm nhiễm trùng sản hậu.  

Đây là lý do vì sao mà các bác sĩ khoa sản thường yêu cầu sản phụ nên ở lại bệnh viện để theo dõi từ 5- 7 ngày với mục đích ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc kể trên.

- Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên. Nên sinh hoạt và ăn uống đúng cách.

Chuẩn bị và tạo cho mình một tinh thần thoải, chia sẻ với người thân cả công việc lẫn tình cảm. Đặc biệt, nhờ chồng giúp đỡ công việc gia đình và chăm sóc con, để giảm mệt mỏi, căng thẳng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật