Đẻ con to bố mẹ mừng - Bác sĩ lo, nguyên nhân vì sao?

Mới đây, cháu bé sơ sinh nặng 7,1 kg ở Vĩnh Phúc được xem là bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam nhưng theo các bác sĩ thì sinh con to lo hơn mừng.

Em bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam

Cháu bé ở Vĩnh Phúc với cân nặng 7,1 kg được các bác sĩ tại Bệnh viện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc theo dõi về các bệnh lý bẩm sinh, hiện tại cháu vẫn chưa có gì bất thường.

Câu chuyện về bé sơ sinh nặng cân nhất này cũng được nhiều bà mẹ thích thú. Trên mạng xã hội các mẹ nhìn em bé rất thích và không ít mẹ tâm sự mình nuôi con nửa năm cũng chưa được 7kg vậy mà bé vừa chào đời đã nặng cân như thế này.

Tại khoa sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ cho biết có nhiều bệnh nhi nặng cân nhưng khi sinh ra các cháu đã phải nhập viện ngay để hồi sức vì các biến chứng như hạ đường huyết nhiễm khuẩn sơ sinh.

Thậm chí, có những bệnh nhi phải thở máy trong thời gian dài. Các bé sơ sinh cân nặng quá lớn sức đề kháng của bé yếu, lại phải thở máy dài ngày, nhiều bé sinh ra nặng trên 4kg nhưng mang đủ thứ bệnh từ bệnh chuyển hoá tới các bệnh nhiễm trùng

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương, trẻ nặng cân (trên 3,5kg với con so và trên 4kg với con rạ) mắc các bệnh lý phát sinh từ cân nặng phải theo điều trị ngày càng nhiều. Hiện tại số bệnh nhi 4-5kg phải nhập viện cấp cứu do suy hô hấp hạ đường huyết nguy hiểm chiếm đến 3-4% tổng số bệnh nhi sơ sinh phải cấp cứu tại viện.

Điều lo lắng nhất với những ca sơ sinh nặng cân là trẻ dễ bị hạ đường huyết hạ canxi huyết, kéo theo một loạt biến chứng nguy hiểm như: hạ đường huyết hạ thân nhiệt suy hô hấp suy tuần hoàn

Đường là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu cho não bộ bởi đặc tính chuyển hóa năng lượng rất nhanh, đáp ứng nhu cầu hoạt động nhanh, mạnh, liên tục của não.

Do đó, nếu trẻ sinh ra đường huyết đã giảm có thể gây ảnh hưởng chuyển hóa tế bào não, để lại di chứng nặng nề của thương tổn thần kinh.

Lo hơn mừng

TS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, Giám đốc Phòng khám sản khoa Hoàng Gia cho biết với trường hợp sinh con trên 7kg thì hiếm gặp nhưng không nên mừng vì bé cân nặng như thế.

Bác sĩ Trung lý giải khi mang thai trẻ sơ sinh nặng cân, các bác sĩ đánh giá bản thân thai kỳ này là thai kỳ nguy cơ cao và chắc chắn trường hợp này bà mẹ tăng cân rất nhiều và nguy cơ đái tháo đường thai kỳ rất lớn sau này nguy cơ đái tháo đường tuyp2 tăng lên so với người bình thường.

Bản thân người mẹ khi sinh nguy cơ sang chấn đường sinh dục, vết mổ băng huyết sau sinh do đờ tử cung rất cao. Vì em bé to khi mang thai tử cung giãn ra lúc ấy tử cung không sao nhưng sau sinh nó khó co lại hơn người bình thường dễ dẫn đến hiện tượng đờ tử cung.

Bác sĩ Trung kể, mới tuần trước khi bác sĩ chỉ định một ca mổ cho bà mẹ thai to kèm theo tiểu đường thai kỳ Khi bác sĩ chỉ định sẵn giờ mổ nhưng mổ ra thì cháu bé đã lưu thai do biến chứng của đái tháo đường thai kỳ mà các mẹ thường bỏ qua.

Trong khi theo dõi thai kỳ cho các bà mẹ, BS Trung tâm sự những trường hợp con to, bà mẹ mừng nhưng bác sĩ đều tư vấn khoan vội mừng vì thai to.

Nguy cơ con to những bà mẹ có kèm theo tiểu đường đó là thai lưu bà mẹ và em bé bình thường khi siêu âm chỉ thấy thai to, không có bất thường nhưng tự nhiên bà mẹ thấy em bé không máy đạp khi khám thì phát hiện thai chết lưu đây là trường hợp bác sĩ vẫn gặp.

Nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh, bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ em bé sinh ra dễ hạ đường huyết do khi ở trong bụng mạch máu cung cấp cho em bé tốt nhưng khi em bé sinh ra nhu cầu năng lượng nhiều hơn nhưng bản thân của cháu khả năng bú chưa đạt nên nhu cầu của bé chưa đủ vì thế em bé dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết và em bé suy hô hấp để lại nhiều biến chứng.

Đây là lý do vì sao nhiều em bé sinh ra rất to trên 4 kg nhưng vẫn phải gửi đi các khoa sơ sinh để theo dõi thực tế to nhưng không khoẻ - BS Trung nói.

Bản thân em bé có nguy cơ lúc sinh dễ bị sang chấn. Khi sinh thường nguy cơ kẹt vai do con to. Với em bé bình thường, lúc sinh đầu em bé ra thì thân hình ra theo dễ dàng nhưng em bé to thì tỷ lệ đầu và thân mình cũng to, vai to và đầu em bé ra rồi nhưng vai to không ra được dẫn đến kẹt vai lúc đó bác sĩ cố gắng đưa em bé ra lúc này chỉ là thủ thuật nguy cơ gãy xương đòn, ảnh hưởng thần kinh cánh tay có lúc cháu bé phải tập 3 – 6 tháng trời để phục hồi tay đó bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật