Một số rủi ro về sức khỏe khi đưa trẻ nhỏ đi nhà trẻ
Trẻ thường bị lây bệnh nhiễm trùng khi cho đồ chơi bẩn lên miệng. Do đó giáo viên chăm sóc cần đảm bảo vệ sinh phòng học và hướng dẫn trẻ biết cách rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giúp trẻ phòng bệnh. Ngoài ra, những trẻ bị ốm nên được chăm sóc tại nhà, không được đến lớp để tránh lây bệnh sang các trẻ khác.
Bệnh nhiễm trùng
Tiêu chảy và viêm dạ dày viêm ruột gây nôn mửa là những bệnh phổ biến ở nhà trẻ. Bệnh lây từ trẻ này sang trẻ khác hoặc từ giáo viên (bảo mẫu) sang trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nhiễm các loại ký sinh trùng cũng là một trong những bệnh phổ biến ở nhà trẻ. Bệnh có thể gây tiêu chảy đau bụng đầy hơi thậm chí là rối loạn tiêu hóa
Nhiễm trùng tai cảm lạnh ho đau họng sổ mũi là những bệnh đường hô hấp trẻ em hay mắc phải, đặc biệt là trẻ đi nhà trẻ.
Trẻ đi nhà trẻ cũng có nguy cơ bị viêm gan A cao hơn do giáo viên không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay bỉm cho trẻ mà chế biến thức ăn luôn. Để phòng bệnh, ngoài rửa sạch tay, giáo viên và các trẻ cần được tiêm chủng viêm gan A.
Chấy rận là một nguy cơ sức khỏe khác thường gặp đối với trẻ đi nhà trẻ.
Lời khuyên cho cha mẹ
- Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đủ liều. Ngoài ra nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ theo quý, năm. Trong quá trình đi khám, cha mẹ có thể yêu cầu bác sĩ tư vấn về lịch tiêm chủng gần nhất, chế độ dinh dưỡng hoặc những lời khuyên trong quá trình chăm sóc cho trẻ.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi cần được tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm.
- Trước khi gửi trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu xem nhà trẻ đó biện pháp phòng tránh sự lây lan của vi khuẩn và vi trùng gây bệnh không, giáo viên ở đó có được đào tạo bài bản không.
- Trao đổi thường xuyên với nhà trường, giáo viên đứng lớp của trẻ về tình hình sức khỏe chế độ dinh dưỡng của con em mình.
- Kết hợp cùng nhà trường rèn luyện, củng cố các thói quen, bài học cho trẻ đã được học tại lớp.
Lời khuyên cho nhà trẻ
Ngoài quy định rửa sạch tay, nhà trẻ cần có những quy định sau:
- Xây riêng khu vực thay tã cho trẻ và khu vực nấu ăn.
- Đảm bảo trẻ đến học được tiêm chủng đầy đủ.
- Trẻ ốm cần được chăm sóc tại nhà.
Khi trẻ bị ốm giáo viên cần biết cách:
- Cho trẻ uống những loại thuốc như thuốc hen.
- Phòng tránh bệnh dị ứng và tác nhân gây hen
- Chăm sóc trẻ bị những bệnh khác nhau.
- Nhận biết khi nào bệnh mãn tính của trẻ nặng thêm.
- Nhận biết những hoạt động không an toàn.
- Liên lạc với bác sĩ và gia đình trẻ trong trường hợp cần thiết.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:01 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:03 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:08 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:04 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:01 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:04 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:08 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:05 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:08 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:06 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023