Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ khi đi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng cho trẻ là điều tất cả cha mẹ đều cần làm để bảo vệ con khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý cha mẹ cần nhớ khi đi tiêm phòng cho trẻ.

Trước khi tiêm

- Không có con ăn hoặc bú quá no. Nhưng cũng không nên để con nhịn đói để tránh trường hợp bị hạ đường huyết sau khi tiêm vắc xin.

- Để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể con sạch sẽ trước khi đi tiêm. Cho con mặc trang phục đơn giản và rộng rãi để bác sĩ và y tá dễ thao tác hơn.

- Chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.

- Trước khi đi tiêm, bạn nên theo dõi tình hình sức khỏe của con để báo với bác sĩ khi có những biểu hiện không tốt như suy dinh dưỡng mắc bệnh cấp tính, tiền sử bệnh tật hay dị ứng thuốc… để bác sĩ có hướng làm giảm phản ứng có hại cho bé.

Sau khi tiêm

- Sau khi tiêm xong, mẹ không nên đưa con về ngay mà tốt nhất hãy ngồi lại 15 – 30 phút để theo dõi phản ứng của con. Nếu có điều gì bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

- Sau khi về nhà, bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi những biểu hiện của trẻ. Xem con có sốt không, có các biểu hiện lạ ngoài da, quấy khóc, bỏ bú hay đi ngoài bất thường không. Đặc biệt cần theo dõi cẩn thận nếu trẻ đi tiêm lần đầu hoặc tiêm vắc xin 5 trong 1

- Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

- Nếu trẻ bị sốt nhẹ 37 – 38 độ sau khi tiêm, thì cha mẹ nên dùng ác biện pháp hạ sốt cho con. Nếu con sốt quá cao kèm theo biểu hiện lạ thì cần đưa ngay tới bệnh viện

Khi nào thì không nên tiêm cho bé

- Với loại vắc xin phòng lao thì cần lùi thời điểm tiêm với những trẻ sinh non hoặc nặng dưới 2,5 kg. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn thời điểm tiêm thích hợp nhất cho con.

- Nếu trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, bị sốt mệt mỏi ho sổ mũi tiêu chảy cũng nên lùi thời điểm tiên phòng.

- Những trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứngmiễn dịch thì nên thận trọng khi tiêm.

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện?

Sau khi tiêm, cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của con ít nhất 2 – 3 ngày. Nếu có những biểu hiện bất thường, phản ứng sau khi tiêm thì cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện

- Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể sốt trong 1 – 2 ngày là bình thường. Nếu trẻ sốt kéo dài quá 2 ngày thì tốt nhất cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện kiểm tra.

- Nếu sau tiêm, trẻ sốt cao trên 39 độ C, có biểu hiện co giật chân tay lạnh, tím tái khó thở quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

Giữ ấm cho trẻ đúng cách khi đưa trẻ đi tiêm

Khi thời tiết lạnh, cha mẹ cũng không nên bỏ qua lịch tiêm của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Bởi như vậy sẽ làm lỡ cơ hội tiêm phòng cho trẻ, dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Thay vào đó, cha mẹ nên giữ ấm cho con đúng cách và đi tiêm đúng theo lịch quy định.

- Khi đưa con đi tiêm, cần đi đủ tất tay, tất chân và đội mũ cho trẻ. Tránh để con bị gió lùa dẫn đến nhiễm lạnh

- Trường hợp trời có mưa nhỏ, phải đảm bảo trẻ không bị thấm nước mưa. Đồng thời cũng không nên bao bọc con quá kín bằng áo mưa, vải nilon khiến con thiếu khí thở và không thoát được mồ hôi

Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng

- Hai loại vắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Vắc xin sống bao gồm các loại phòng lao, sởi, thủy đậu…

- Tiêm nhiều mũi tiêm trong 1 lần có thể khiến trẻ bị phản ứng thuốc dị ứng hoặc khó theo dõi tình trạng cơ thể sau tiêm.

- Có thể tiêm ghép 2 loại vắc xin trở lên trong trường hợp điểm tiêm chủng xa nhà, hoặc trẻ ghép tạng… nhưng phải theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật