Cách phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất kẻo "rước họa vào thân"
Trong những ngày gần đây, lực lượng chức năng thường xuyên phát hiện các cơ sở kinh doanh thủy sản có hành vi bơm bột vào tôm sú đông lạnh để tăng cân làm tươi, cứng và đẹp tôm hơn. Trước thông tin này, người tiêu dùng đang lo ngại sau khi tôm bị ngậm bột có độc hại gì, và làm sao để phân biệt được tôm tươi và tôm bị bơm nước.
Cách phân biệt tôm sạch với tôm bơm hóa chất
Theo các chuyên gia, tôm sau khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả tiêu chảy thương hàn rối loạn tiêu hóa Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm sạch trong quá trình chọn mua. Hãy cùng tìm hiểu về cách phân biệt tôm sạch với tôm bơm hóa chất dưới đây, để lựa chọn những con tôm tươi ngon an toàn cho sức khỏe của bạn và cả gia đình nhé.
Bơm tạp chất vào tôm để tăng cân, tăng giá
Những con tôm bị phát hiện bơm độn tạp chất có kích cỡ phì ra, múp míp, loại 30 con/kg sau khi bơm sẽ chỉ còn 23-24 con/kg, và giá cũng tăng theo. Vì lợi nhuận mà nhiều tiểu thương đã bất chấp thủ đoạn, dùng thạch rau câu (bột Agar) tiêm vào tôm sú biến chúng có màu tươi sống, thân cứng, trông đẹp mã hơn.
Theo các cơ quan chức năng, các chủ cơ sở kinh doanh thường phân loại tôm, hòa tan bột Agar với nước rồi dùng kim tiêm bơm thạch vào tôm, đem ướp đá, chia ra các thùng xốp để tiêu thụ.
Loại tôm bị bơm nhiều nhất là tôm càng xanh. Các chủ doanh nghiệp thường bơm bột Agar vào từng con tôm. Dung dịch bơm tôm chủ yếu là tinh bột như rau câu Aar, CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản)… thường được nấu chín, hoặc hòa với nước thành dung dịch sền sệt. Sau đó dùng ống tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân và đuôi tôm. Để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều thương lái còn dùng hàn the diêm tiêu, ure… để ướp tôm.
Những độc hại cho người sử dụng khi sử dụng tôm bơm hóa chất
Theo các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển. Người ăn phải sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả tiêu chảy thương hàn, rối loạn tiêu hóa…
Cụ thể, vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, ngộ độc tiêu chảy nhiễm trùng máu. Vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy rối loạn tiêu hóa…
Ngoài tôm bị bơm tạp chất, gian thương còn ngâm giữ tôm trong hàn the ure… làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính mất ngủ suy nhược, giảm trí nhớ gây bệnh gan thận…
Cách phân biệt tôm tươi với tôm bôm hóa chất
Chỉ cần quan sát kỹ phần đuôi tôm, nếu tinh ý bạn sẽ phân biệt được tôm bơm tạp chất với tôm bình thường như sau:
Nhận biết tôm bị bơm hóa chất
Với những con tôm bị bơm hóa chất quan sát phần đuôi tôm sẽ thấy đuôi tôm xòe. Phần thân tôm căng mập một cách bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là phần đốt nối giữa đầu và thân. Quan sát tiếp phần mang tôm sẽ thấy, tôm bị bơm có mang cứng, thẳng đơ và căng phồng trong khi những con tôm thường có mang mềm và phẳng. Hoặc không bạn có thể quan sát phần đầu tôm sẽ dễ dàng nhận thấy những con tôm bị bơm có phần đầu bị phù và tai vểnh, phần đầu và thân dễ bị tách rời.
Đặc biệt, khi chế biến tôm bị bơm hóa chất bạn sẽ thấy tôm chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt chứ không ngọt như tôm thường. Sau khi nấu chín, bạn bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy được lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.
Nhận biết tôm bị ngậm urê
Những con tôm bị ngậm urê, hay hóa chất sẽ bị trương nước với thịt và vỏ bọc. Khi quan sát vỏ tôm thấy căng, các đốt nối giữa vỏ bị giãn ra, long đầu, gai tôm vểnh, xòe đuôi, màu sắc nhợt nhạt. Đặc biệt phần đầu và thân của con tôm bị tiêm rất dễ bị tách rời nhau. Cũng giống như tôm bị bơm hóa chất, những con tôm bị ngậm urê khi nấu sẽ chảy nhiều nước, có thể ngửi thấy mùi lạ, thịt tôm bị teo lại, khi ăn thấy vị nhạt không ngọt như tôm thường.
Cách chọn tôm tươi ngon nhất
Theo nhiều thương lái, muốn chọn tôm sạch thì chỉ có 2 cách: chọn tôm còn tươi sống và chọn tôm nhỏ. Với loại tôm sống, nên chọn những con còn nhảy và còn đủ chân lẫn càng. Đây là cách an toàn nhất nếu người tiêu dùng muốn sử dụng tôm tươi ngon. Tuy nhiên, các loại tôm này thường có giá cao, khoảng từ 250.000 - 500.000/kg (đối với loại tôm sú và tôm càng có kích thước vừa phải). Với tôm sống, bạn nên chọn những con còn nhảy và có đủ cả chân lẫn càng.
Mặt khác, nếu như không đủ tiền mua tôm tươi sống, người tiêu dùng có thể chọn các loại tôm nhỏ hơn, giá "mềm" hơn. Còn với các loại tôm đông lạnh, người tiêu dùng nên để ý các chi tiết như đầu, thân và đuôi tôm.
Khi mua tôm, người tiêu dùng nên cầm phần đầu và đuôi tôm kéo giãn ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm còn tươi, chưa bị ươn và không bị tiêm hóa chất. Nếu các khớp này giãn ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu và khả năng bơm hóa chất là rất cao.
Với tôm sú không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.
Thời gian gần đây, một số loại động vật như gà, ngan, ngỗng, tôm…đều bị các thương lái bơm nước, bơm hóa chất để tăng lợi nhuận gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, các bà nội trợ khi mua thực phẩm về cho gia đình, đặc biệt là tôm nên chọn những loại tôm tươi còn đang nhảy, tôm đồng loại nhỏ, tôm sáng màu, không xòe đuôi, gẫy càng... Đặc biệt không vì ham tôm to mà mua loại tôm mập, căng to bất thường, các đốt trên thân tôm bị giãn ra…là loại tôm bị bơm hóa chất vừa đắt tiền lại rước bệnh vào thân.
Chúc bạn lựa chọn những thực phẩm tươi ngon nhất cho gia đình!
- Ăn hoa quả cứ chọn 6 quả thuần Việt này, đảm bảo không sợ... (Thứ bảy, 17:39:09 08/05/2021)
- Người bán hàng không bao giờ tiết lộ: Lướt qua 3 giây biết... (Thứ Hai, 08:37:05 03/05/2021)
- Lòng bò tưởng chẳng ngon nhưng kết hợp với những nguyên liệu... (Thứ bảy, 16:30:01 17/04/2021)
- Nấu củ sen trắng giòn, để mấy cũng sợ thâm đen cứ cho thêm... (Thứ năm, 16:25:09 15/04/2021)
- Dứa mua về đừng ăn ngay, đem ngâm với nước này không còn bị... (Thứ tư, 21:24:01 10/03/2021)
- Bảo quản theo cách này, rau củ ngày Tết lúc nào cũng tươi rói (Thứ Ba, 20:27:04 02/02/2021)
- Tuyệt chiêu muối dưa hành trong ngày Tết, không hăng, giòn ngọt... (Thứ Ba, 13:17:03 02/02/2021)
- Cách nấu măng khô mềm ngon đậm đà, chế biến măng khô đơn... (Chủ nhật, 08:50:03 31/01/2021)
- Mẹo bảo quản cà chua nhanh chóng mấy tháng trời vẫn tươi ngon... (Thứ năm, 17:41:04 28/01/2021)
- Bí quyết chọn nho ngon mới hái, không nhiễm chất bảo quản (Thứ sáu, 18:41:04 18/12/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023