Cách chữa trị "nỗi ám ảnh" rạn da sau sinh cho bà bầu

Mang thai là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời đối với mỗi người phụ nữ. Nhưng kèm theo đó là biết bao đánh đổi và hi sinh.

Khi thai nhi lớn dần, người phụ nữ tăng cân nhanh chóng khiến làn da không kịp phát triển để thích nghi, tạo nên những vết rạn da trên bụng màu thâm đen hoặc trắng nhợt. Đến khi sinh xong, làn da lại chảy xệ mất thẩm mỹ và trở thành nỗi ám ảnh, gây tâm lý tự ti cho rất nhiều chị em.

Theo PGS.TS Trần Hậu Khang - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, ở thời kỳ mang thai làn da của chị em thường bị rạn do tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn. Mô liên kết dưới da bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành vết lõm dài, nhiều nhánh giống như rễ cây. Các vùng da bị tổn thương thường ở vùng đùi, bụng, bẹn, hông... Lúc đầu, vết rạn có màu đỏ, tía, kèm theo ngứa râm ran, về sau có thể sẽ nhạt màu dần.

Quá trình mang thai khiến chị em dễ bị rạn da (Ảnh minh họa)

Quá trình mang thai khiến chị em dễ bị rạn da (Ảnh minh họa)

phụ nữ mang thai tình trạng rạn da thường xảy ra khi thai kì ở giai đoạn 6-7 tháng, nhưng cũng có người xuất hiện từ tháng thứ tư. Những chị em bị rạn da nhiều thường sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hoặc do yếu tố di truyền. Điều này cũng có nghĩa: nếu mang thai ở độ tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị rạn da, nhất là những người sinh con sau 35 tuổi. Ngoài ra, tình trạng tăng cân quá nhanh hay việc bôi lâu ngày các loại thuốc chứa corticoid cũng khiến da bị rạn, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự tự tin của các chị em.

Khi nhìn vào những vết rạn da như chân chim, nhiều phụ nữ đã bi quan nghĩ rằng 'làn da mình vô phương cứu chữa'. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Hiện nay, khi y dược học ngày càng tiến bộ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra một dưỡng chất thiên nhiên giúp phục hồi làn da lão hóa rất hiệu quả đó chính là silica – thành phần chính chiếm 70% trong dịch chiết lá tre.

Silica đóng vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng, tái tạo mô liên kết của làn da. Thứ nhất, silica là một trong những thành phần của coenzyme – chất xúc tác trong quá trình tổng hợp các protid của mô liên kết, vì vậy khi cung cấp silica cho làn da sẽ làm tăng hàm lượng collagen tự nhiên và đảm bảo cho da được căng mịn, săn chắc. Thứ hai, silica giúp cho collagen cũng như các glycosaminoglycans của mô liên kết bền vững hơn. Thứ ba, silica trực tiếp tham gia vào cấu thành mô liên kết và còn chống oxy hóa, giữ ẩm cho da rất tốt.

Để phát huy vai trò của silica trong hỗ trợ điều trị, ngăn chặn rạn da sau sinh và tình trạng lão hóa da, hiện nay, các nhà khoa học đã phối hợp dịch chiết lá tre với một số thành phần khác như: natri hyaluronate, MSM, tinh chất hạt hồng hoa … giúp tăng cường tái tạo collagen elastin và các thành phần khác của mô liên kết để tạo nên công thức toàn diện mang tên Babolica.

Kem ngừa nhăn da Babolica có tác dụng dưỡng da, xây dựng và tái tạo mô liên kết, làm căng, mịn, tăng độ đàn hồi da, từ đó giúp lấy lại làn da trẻ trung, căng mịn, đặc biệt khắc phục tốt tình trạng da bị rạn, nhăn nheo, chảy xệ ở phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Rạn da là nỗi ám ảnh của đa số chị em, bởi theo thống kê có tới 90% phụ nữ gặp phải tình trạng này do phải trải qua quá trình mang thai sinh nở hoặc tăng giảm cân đột ngột. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc da hợp lý bằng việc bôi kem Babolica mỗi ngày từ 3-4 lần cùng với áp dụng chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý thì rạn da sẽ không còn là nỗi ám ảnh và người phụ nữ có thể luôn tự tin với làn da mịn màng của mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật