Chữa phong tê thấp bằng 6 bài thuốc đơn giản, dễ tìm

Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp ở nước ta ngày càng nhiều chiếm 1 – 2% dân số. Các con số này ngày càng tăng lên và gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Vậy chữa phong tê thấp như thế nào để ngăn chặn các biến chứng do bệnh gây ra.

Chữa phong tê thấp bằng lá lốt

Chữa phong tê thấp bằng lá lốt

Cách chữa phong tê thấp bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị phong tê thấp rất nhiều quả mà nhiều phương pháp y học hiện đại hiện nay chưa chắc đã cho kết quả ngang bằng.

Cây lá lốt chữa phong tê thấp

+ Công dụng:

Nhiều nghiên cứu cho thấy cây lá lốt chứa tinh dầu và các hoạt chất quý như ancaloit, có tính sát khuẩn và chống viêm cao. Y học cổ truyền cũng dùng lá lốt để giảm đau và chữa các chứng bệnh về xương khớp, bao gồm phong thấp tê nhức chân tay.

+ Cách chữa:

Sắc thuốc uống: Đem 30g lá lốt tươi rửa sạch, cho vào ấm sắc với 2 chén nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn lại 1 chén nước thuốc thì tắt bếp. Uống trước khi ngủ để làm ấm người, giảm đau nhức. Thực hiện hàng ngày.

Nấu canh lá lốt: lá lốt tươi rửa sạch sau đó thái nhỏ, đem nấu canh với thịt bò sẽ giúp bồi bổ cơ thể và giảm đau xương khớp Nên ăn từ 3-5 lần một tuần để phòng ngừa và điều trị phong thấp

Cây chìa vôi

+ Công dụng:

Cây chìa vôi có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp nên được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp phong thấp tê mỏi tay chân khi trời lạnh.

+ Cách chữa:

Bài 1: Kết hợp chìa vôi với lá lốt và dây đau xương

Đem 20g dây chìa vôi, 20g cả cây lá lốt và 15g dây đau xương rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Cho thuốc vào ấm sắc với nước lấy nước thuốc uống trong ngày.

Bài 2: Cây chìa vôi kết hợp cành dâu, bạch chỉ, quế chi

Cho 15g dây chìa vôi, 15g cành dâu, 10g quế chi 10g bạch chỉ vào ấm sắc với nước. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc này sẽ giúp chữa phong tê thấp, giảm đau và sưng khớp.

Cúc tần và ngải diệp

+ Công dụng:

Cúc tần có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp tiêu độc sát trùng tiêu ứ…. Ngải diệp có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng làm ấm kinh lạc, trừ hàn và giảm đau. Kết hợp cúc tần và ngải diệp làm thuốc đắp ngoài khớp đau giúp làm giảm đau nhức và giảm sưng phục hồi chức năng của khớp.

+ Cách chữa:

Rửa sạch lá cúc tần và ngải cứu (mỗi thứ 1 nắm). Đem hai vị thuốc này sao rượu rồi chườm lên khớp đau khi còn ấm nóng. Mỗi ngày chườm 1 lần, trước khi đi ngủ để giảm đau.

Chân rễ cây nhàu

Cây nhàu một loại cây họ cà phê thường tập trung chủ yếu ở vùng nước nhiều có độ ẩm cao, đặc biệt miền Nam và miền Bắc. Người ta thường sử dụng rễ cây nhàu, quả nhàu, lá cây nhàu để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh phong tê thấp.

Với đặc tính kháng viêm, giảm đau, chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp do bệnh gây ra và chữa phong tê thấp hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Người bệnh sử dụng rễ cây nhàu đem rửa sạch rồi thái lát mỏng, phơi khô. Sau đó, đem rễ cây nhàu đã phơi khô cho vào một chiếc lọ thủy tinh và đổ rượu trắng vào sao cho ngập. Ngâm trong vòng 1/2 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày, bạn sử dụng một ly con khoảng 5ml uống trước bữa ăn.

Cách 2: Kết hợp rễ cây nhàu khô (40gr) với cây chùm gửi, quế chi, nghệ vàng, vỏ quýt thiên niên kiện mỗi vị 20gr. Đồng thời, thêm 10gr ô môi, 40g cây vòi voi và 30gr cây đỗ trọng Tất cả các nguyên liệu này đem ngâm trong 2 lít rượu nếp Sau đó một tuần, các bạn lọc hết nước và hòa chung với một 1 lít nước đường đã được nấu và để nguội. Uống 2 lần trong ngày và mỗi lần khoảng 30 – 40ml.

Quả nhàu cũng dùng chữa bệnh phong thấp

Quả nhàu cũng dùng chữa bệnh phong thấp

Rượu ngâm quả mộc qua

Theo y học hiện đại, quả mộc qua có chứa các thành phần như fla vonoid saponin tanin, acid glutamic, citric và acid malic... Đây đều là những hoạt chất có tính chất giảm đau, chống viêm, giúp cải thiện bệnh phong tê thấp hiệu quả.

Bên cạnh đó đông y nhận định, quả mộc qua có vị chua hơi chát, tính ôn. Một khi vào cơ thể chúng tác động vào kinh tỳ, phế, can, vị, giúp chữa phong tê thấp rất tốt.

Cách điều trị sau đây:

- Mộc qua 63g, Ngũ gia bì 63g và Uy linh tiên 20g. Tất cả các vị thuốc này được nghiền thành bột và trộn đều với nhau, bảo quản trong lọ thủy tinh.

- Cách dùng: Mỗi khi sử dụng, các bạn lấy 12g và pha với ít rượu hoặc nước để uống.

hành và gừng

Gừng và hành có tính ấm có tác dụng giúp giữ ấm, lưu thông máu và khử phong trừ hàn. Do đó, chúng được sử dụng như vị thuốc tự nhiên chữa phong tê thấp.

Nguyên liệu cần có: 500g hành, 60g gừng tươi và bã rượu.

Cách làm đơn giản như sau:

- Gừng giã nát, hành thái mỏng rồi đem trộn chung với bã rượu.

- Tiếp đó, các bạn sao nóng chúng trên chảo và cho vào bọc vải chườm lên vùng bị đau nhức.

- Kiên trì thực hiện cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật