Làm sao để đảm bảo sức khỏe của tim mạch luôn tốt nhất?

Bước đầu tiên trong việc đảm bảo sức khỏe của tim mạch là một chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn lên kế hoạch và cá nhân hóa chế độ ăn uống của mình:

Hàm lượng Calo

Thừa cân là một trong những nguy cơ đầu tiên gây ra bệnh tim mạch, vì thế, hãy chắc rằng lượng calo nạp vào cơ thể là thích hợp để thực hiện hoặc duy trì tốt trọng lượng cơ thể.

Ăn nhiều chất xơ

Một chế độ ăn uống có hàm lượng chất xơ cao giúp bạn duy trì mức độ cholesterol tốt

Một chế độ ăn uống có hàm lượng chất xơ cao giúp bạn duy trì mức độ cholesterol tốt

Một chế độ ăn uống có hàm lượng chất xơ cao giúp bạn kiểm soát tốt cân năng (bằng cách kiểm soát sự thèm ăn) và cũng có thể giúp bạn duy trì mực độ cholesterol tốt cho cơ thể. 25 gram chất xơ được tiêu thụ mỗi ngày là con số tối thiểu được khuyến nghị. Lý tưởng nhất bạn nên tiêu thụ khoảng 35 – 40 gram chất xơ mỗi ngày.

Ăn nhiều rau củ và hoa quả

Trái cây và rau củ không những có chứa chất xơ mà còn rất giàu chất dinh dưỡng chống oxy hóa có thể giúp bạn bảo vệ trái tim của mình. Ít nhất nên ăn 5 loại rau quả có nhiều màu sắc mỗi ngày (chẳng hạn như cà rốt quả mọng ớt và bông cải xanh) để có được số lượng vitamin tối thiểu cần thiết cho cơ thể, những vitamin được khuyến nghị như vitamin A, C, K.

Tầm quan trọng của chất béo

Một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch không nhất thiết là một chế độ ăn ít chất béo. Một chế độ ăn uống phong phú với chất béo bão hòa đơn có thể làm giảm cholesterol huyết áp và các nguy cơ tiềm ẩn khác. Chất béo bão hòa đơn có trong dầu ôliu, bơ và các loại hạt như hạnh nhân. Hãy sử dụng chúng như là nguồn cung cấp chất béo chính của bạn.

Lượng Natri phù hợp

Một chế độ ăn uống giàu natri có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao USDA khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ lượng natri mỗi ngày, khoảng 2300 mg, nhưng đa số người Mỹ tiêu thụ gấp đôi số lượng trên.  Những người bị bệnh huyết áp cao, nên giảm lượng natri xuống còn khoảng 1500 mg/ ngày.

Hạn chế đồ ngọt và lượng carbon đã qua tinh chế

Thực phẩm giàu đường và carbon đã qua tinh chế (trong các loại thực phẩm ít chất béo) có thể tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh timtiểu đường Hãy chọn những loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt bất cứ khi nào có thể và giảm bớt việc tiêu thụ đồ ngọt hoặc bỏ hẳn. Nếu bạn muốn ăn đồ ngọt, hãy chọn những trái cây tươi, ngon.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật