Lương y mách mẹ 3 bài thuốc giúp trẻ đi TIÊM VỀ KHÔNG SỐT, không quấy khóc

Bé sốt và sưng đau tại chỗ sau khi tiêm phòng là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều bà mẹ. Do đó mẹ nên chuẩn bị bài thuốc đơn giản trước khi đưa bé đi tiêm.

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, bé có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt, sưng, đỏ, cứng và đau tại chỗ tiêm. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, các phản ứng thường là nhẹ và sẽ hết 1 -3 ngày sau tiêm.  

Đã có nhiều trường hợp trẻ sốt miên man, kéo dài rất nguy hiểm cho sức khỏe Do đó các bà mẹ cần nhớ một số bài thuốc đơn giản mà hiệu quả, giúp bé không đau nhức cũng như không ốm sốt miên man.  

Sử dụng lá tía tô  

tía tô được trồng phổ biến ở Việt Nam và có trong hầu hết khẩu phần ăn của mỗi người bởi nó rất có ích đối với sức khỏe Đặc biệt lá tía tô còn giúp các bé hết đau hết khóc sau khi đi tiêm phòng về. Ngay trước hôm đi tiêm thì các mẹ nên mua rau tía tô và rửa sạch. Mẹ ăn khoảng chục ngọn, nếu có thể ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con ti. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước  

Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp bé không bị sốt và nếu bé dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

Lá tía tô còn giúp các bé hết đau, hết khóc sau khi đi tiêm phòng về.

Lá tía tô còn giúp các bé hết đau, hết khóc sau khi đi tiêm phòng về.

Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa (Hà Nội), tía tô là một vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn giải cảm phong hàn, giúp ra mồ hôi hạ sốt và giải độc rất tốt.  

Sử dụng đá hoặc khăn chườm lạnh   Khi bé tiêm xong, mẹ lấy bông tiêm (tại bệnh viện) day day cho đến khi bông khô, sau đó chườm lạnh.   Sau khi bé tiêm vắc xin, chỗ da bị tiêm sẽ dễ sưng phồng hoặc bị viêm khiến bé đau đớn và khó chịu. Các mẹ có thể dùng viên đá nhỏ xoa lên lòng bàn tay của mình rồi áp tay nhẹ lên vết tiêm của bé nhằm làm dịu cơn đau và hạn chế viêm nhiễm.

Không thoa đá trực tiếp lên da của bé vì da của bé rất mỏng nên rất dễ bị bỏng lạnh Sau đó bạn có thể bọc đá trong khăn hoặc vải cotton và áp lên da của bé trong vài giây rồi nhanh chóng lấy ra.

Nên chườm đá 2-3 lần trong ngày và trước khi chườm đá bạn nên rửa tay thật sạch để tránh làm nhiễm trùng vết tiêm trên da của con mình.

Dán miếng hạ sốt

Các mẹ nên dán 1 miếng dán hạ sốt (bán ở các tiệm thuốc tây) hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt nha đam vào chỗ tiêm của bé. Điều này sẽ giúp bé không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc sau khi tiêm.

Khi cho bé đi tiêm phòng về, các mẹ mua cho bé gói giảm đau hapacol hàm lượng thì tùy thuộc vào tháng tuổi của bé. 

Lưu ý, sau khi tiêm xong mẹ cần cho bé bú nhiều để tránh mất nước và không nên lạm dụng chanh hay khoai tây thái lát mỏng đắp lên nơi tiêm vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật