Mách nhỏ cách làm sao để giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Chỉ cần con bạn không hấp thụ được bất kì loại thức ăn nào thì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ gặp phải các vấn đề. Vì vậy, việc nắm rõ những căn bệnh đường ruột hay gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý là rất quan trọng, các ông bố, bà mẹ có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng bị rối loạn tiêu hóa.

Hiện tượng trào sữa

Trào sữa là hiện tượng bé đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ sơ sinh Đó chính là tình trạng trẻ bị nôn nhẹ sau khi bú mẹ do nuốt quá nhiều không khí. Các bậc cha mẹ thường lo lắng rằng chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi khi sữa chảy ra ngoài. Tuy nhiên, khi bé bị trào sữa thường chỉ có một lượng nhỏ sữa chảy ra ngoài.

Như chúng ta đã biết, thức ăn theo đường thực quản xuống dạ dày và không bị trào ngược trở lại nhờ vào một chiếc van. Nhưng ở trẻ sơ sinh bộ phận này chưa phát triển hoàn chỉnh và do đó gây ra hiện tượng trào sữa. Để ngăn hiện tượng này xảy ra thường xuyên các bậc cha mẹ nên lưu ý:

- Chỉ nên cho trẻ ăn vừa đủ no và chia nhỏ bữa ăn. Cách này giúp hạn chế lượng sữa trẻ bú vào bị trào ngược trở lại. Ngoài ra, sau mỗi lần cho bé ăn, các bà mẹ nên nhẹ nhàng làm cho trẻ ợ. Đây cũng là một mẹo nhằm ngăn ngừa hiện tượng trào sữa ở trẻ.

Trào sữa là hiện tượng bé đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trào sữa là hiện tượng bé đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ sơ sinh

- Tư thế ẵm bé cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm sự trào sữa ở trẻ. Sau khi cho bé bú mẹ, bạn nên bồng đứng trẻ và nghiêng về bên phải. Đừng bao giờ để trẻ nằm ngay sau khi ăn nếu không những gì bé vừa nạp vào cơ thể hoàn toàn có cơ hội trào ngược trở lại.

- Chú ý đến trang phục của trẻ: Các bà mẹ nên chọn quần áo và tã lót rộng rãi và thoáng mát bởi vì áo quần quá chật vừa làm trẻ không thoải mái mà còn gây sức ép lên vùng bụng và gây ra hiện tượng trào sữa.

Táo bón

Một vấn đề tiêu hóa khác thường gặp ở trẻ sơ sinh đó là chứng táo bón Trẻ mắc chứng này sẽ gặp khó khăn khi đi tiêu. Nếu con bạn không có nhu cầu đi ngoài trong thời gian hơn một ngày thì tốt hơn hết nên đưa trẻ đi bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng táo bón ở trẻ đó là: Trẻ đang bú mẹ thì chuyển sang cho trẻ dùng sữa hộp hoặc ăn thức ăn quá khô. Trong trường hợp đó hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cần thời gian để thích nghi với những thực phẩm mới nên trẻ dễ bị táo bón Sau đây là một số lời khuyên cho các bà mẹ để ngăn ngừa tình trạng này ở con mình:

- Nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ nước ép từ các loại trái cây

- Ngoài ra bạn có thể mát xa vùng bụng của trẻ để giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu không thích thì nên dừng lại.

- Bên cạnh đó nên chọn các loại thức ăn mềm để trẻ dễ tiêu hóa.

Bệnh tiêu chảy

Một trong những dấu hiệu trẻ tiêu chảy là khi sờ vào bụng trẻ thường có cảm giác mềm và có nhiều nước. Đây là căn bệnh gây ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn Bệnh thường kéo dài từ 2-3 ngày dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Do đó, nên đưa trẻ đi bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bị tiêu chảy Tuy nhiên, các bà mẹ cũng nên tham khảo một số mẹo sau đây để có cách xử lý thích hợp khi con mình mắc phải bệnh này:

- Nên có sẵn và cho trẻ uống dung dịch nước muối để bù lại lượng nước đã bị mất đi do tiêu chảy goài ra, các bà mẹ còn có thể cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như súp, nước trái cây và uống nhiều nước. 

- Nên cho trẻ ăn những thức ăn nhạt như nước sốt táo hoặc các loại rau củ quả nghiền. Tuyệt đối tránh những thức ăn cay và nhiều dầu mỡ bởi nó làm cho tình trạng của trẻ tệ thêm. 

- Cơ thể của một số trẻ có khuynh hướng không hấp thụ lactose khi bị tiêu chảy nên các bà mẹ cần lưu ý không cho trẻ dùng các sản phẩm từ sữa trong thời gian bị bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật