Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi bơi đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như giảm các triệu chứng ốm nghén, nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh...

Tuy nhiên, để được an toàn nhất khi đi bơi, chị em cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

Nên đo huyết áp trước khi xuống nước

Không phải mẹ bầu nào cũng có thể xuống nước bơi lội. Trước khi xuống nước cần phải đo huyết áp mạch đập và làm các kiểm tra khác. Ngoài ra khi xuống nước cần có người thân đi cùng.

Lưu ý đến nhiệt độ nước bể bơi

Độ ấm của nước duy trì ở mức 29-30oC. Với nhiệt độ này các cơ sẽ  không bị co giật và không làm thai phụ mệt mỏi Nước quá nóng sẽ khiến thân nhiệt mẹ bầu tăng cao. Nước dưới 28oC thì dễ làm co tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai Ngoài ra, cũng nên chọn khoảng thời gian tử cung không dễ co (khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều) để bơi lội.

Đi bơi rất tốt cho bà bầu

Đi bơi rất tốt cho bà bầu

Thời gian bơi lội tốt nhất

Thời kỳ bơi lội tốt  nhất với mẹ bầu là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 mang thai Bởi lúc đó thai nhi đã đi vào ổn định, chức năng sinh lý bắt đầu phát huy tác dụng. Thời gian cuối của thai kỳ để tránh bị cảm lạnh hoặc vỡ ối sớm nên ngừng hoạt động bơi lội.

Tư thế bơi

Mẹ bầu nên bơi ngửa, thả người nổi trên nước, chân tay nhẹ nhàng đạp nước đều. Đây là tư thế rất tốt, có thể làm giảm đau lưng. Ngoài ra, để tránh gây mệt mỏi cho cơ thể khi bơi không nên làm những động tác quá mạnh. Cũng không nên rướn người nhiều do nước có sức đẩy nên mẹ bầu thường không để ý và rướn người quá mức.

Quan tâm đến môi trường xung quanh

Nên chọn nơi bơi có điều kiện vệ sinh tốt, có nhân viên y tế luôn túc trực để tạo tâm lý an tâm cho bà bầu và khi có sự cố có thể ứng phó kịp thời.

Chuẩn bị cho sau bơi

Để an toàn hơn khi lên bờ, cần để sẵn một đôi dép chống trơn trượt cạnh bể bơi để dùng ngay khi lên khỏi mặt nước.

Nên bơi bể bơi ngoài trời

Nếu điều kiện thời tiết cho phép, nên bơi ở bể ngoài trời để tránh được mùi clo khó chịu. Một số bể bơi hiện đại còn dùng ozone thay thế clo, bạn có thể lựa chọn loại bể bơi này thì sẽ dễ chịu hơn.

Đừng quên uống nước

Cũng như các hoạt động thể thao khác, trước và sau khi bơi nhớ phải bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bạn không nên nghĩ bốn bề đều là nước cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước

Không nên bơi quá lâu

Không nên bơi quá lâu, làm sao để sau khi kết thúc buổi bơi lội bạn không cảm thấy mệt mỏi. Sau khi bơi nhiều vòng nên đo lại mạch để xem liệu mình có vận động quá sức không. Nếu quá sức, hãy giảm vận động hoặc lên bờ ngồi nghỉ.

Không nên lặn

Lặn có thể gây lên những tác động mạnh cho vùng bụng. Trong suốt quá trình mang thai nên tránh những hoạt động gây sức ép và chấn động cho vùng bụng. Ngoài ra, bạn cũng không nên nhảy tùm xuống bể bơi mà nên từ từ thả người vào nước vì động tác nhảy dễ gây tác động đến vùng bụng.

Bà bầu nên đi cùng chồng hoặc bạn bè

Bà bầu nên đi cùng chồng hoặc bạn bè

Không ngồi tùy tiện khi đang mặc đồ bơi

Không nên ngồi tuỳ tiện khi đang mặc đồ bơi còn ướt, bởi môi trường nóng, ẩm vi khuẩn rất dễ sinh sôi và có thể xâm nhập vào âm đạo dẫn đến viêm âm đạo

Những việc cần làm với thai phụ sau khi bơi:

- Phải tắm rửa lại sạch sẽ, nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi.

- Bơi xong nên đi tiểu tiện ngay để phòng viêm âm đạo

- Nhỏ thuốc nhỏ mắt để tránh lây nhiễm vi khuẩn

- Sau khi bơi nhiệt độ cơ thể xuống thấp, nên chú ý giữ ấm và bổ sung lượng nước kịp thời.

Những kiến thức cần thiết khi đi bơi sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Đừng quên thực hiện hoạt động này đều đặn hàng tuần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật