Chuẩn chiều dài, cân nặng của thai nhi trong thai kỳ thay đổi như thế nào

Khi mang thai mẹ bầu nào cũng băn khoăn không biết em bé của mình có phát triển tốt không. Hãy theo dõi bảng chuẩn chiều dài, cân nặng của thai nhi nhé.

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Sự phát triển của các bào thai không giống nhau hoàn toàn, bởi nó còn phụ thuộc vào sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Do đó, những con số trong bảng dưới đây chỉ mang tính tham khảo và là căn cứ để mẹ xác định sự phát triển của thai nhi có bình thường không. Trên thực tế, các số liệu có thể xê dịch một chút so với độ chuẩn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng.

Chỉ khi thai nhichỉ số chiều dài, cân nặng quá thấp hoặc quá cao so với chuẩn thì bác sĩ sẽ có yêu cầu riêng cho mẹ bầu. Cùng theo dõi chỉ số phát triển của thai nhi để biết tình hình của con yêu

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?

Trong suốt thai kỳ, tình trạng sức khỏedinh dưỡng của mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít, có thể thai nhi không nhận được đầy đủ dưỡng chất. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó làm gia tăng khả năng sinh non sinh con nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, thì nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cũng cao hơn bình thường do thai quá to. Do đó, mẹ bầu nên tăng cân từ từ và hợp lý, để con khỏe mạnh hơn.

Tốt nhất, mẹ nên dao động cân nặng từ 10- 12 kg trong suốt quá trình mang thai Đối với những người mang thai đôi nên tăng từ 16 – 20 kg. Những mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5- 2 kg trong 3 tháng đầu thai kỳ Nếu mẹ bị thiếu cân phải tăng khoảng 2,5 kg. Ngược lại, những mẹ thừa cân chỉ tăng khoảng 1kg. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng nửa kg mỗi tuần. Tuy nhiên, với những mẹ thừa cân chỉ nên giới hạn khoảng 200-300g/ tuần là đủ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật