Sức khỏe sinh sản: Khám phá sự hình thành cơ thể thai nhi

Bạn có muốn biết khi trong bụng mình, bộ não, chân, tay, tóc... của thai nhi hình thành như thế nào không?

Sự phát triển tổng thể

Khoảng tuần thứ 6, đặc điểm khuôn mặt bé dần hình thành. Trong những tuần tiếp theo, khuôn mặt bé rõ nét hơn. Bạn có thể thấy miệng bé hơi mở ra; nhìn rõ lỗ mũi bé; tai, mắt và những cử động môi của bé cũng được nhận diện dễ dàng.

Cuối quý I, tai của bé đã dần hoàn thiện và cử động nhiều hơn. Cằm của bé cũng được hình thành…

Quý II: Khuôn mặt bé có nét tương tự với bé sơ sinh Đến tuần thứ 16, các cơ trên mặt bé chuyển động nhiều hơn. Bé đã biết liếc Mắt hoặc cau mày. Đến tuần thứ 26, lông mày và lông mi của bé được hình thành.

Quý III: Mắt bé mở thường xuyên. Giai đoạn này, bạn cũng có thể nhận diện màu mắt bé. Các em bé nước ngoài, màu mắt bé có thể thay đổi trong khoảng 6 tháng sau sinh, đặc biệt là những bé có màu mắt xanh.

Hệ xương của bé

Một phần xương ở bé bắt đầu hình thành trong những tuần đầu tiên. Đến tuần thứ 8, hệ xương của bé dần hoàn thiện, liên kết với nhau bằng sụn và hình thành khung xương.

Tuần thứ 10: Xương sọ, xương cánh tay, ngón tay; xương bàn chân, ngón chân của bé đã hoàn thiện.

Tuần thứ 13: Các mô xương bao quanh đầu bé bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là giai đoạn để bé hình thành những chiếc sương xườn nhỏ.

Tuần thứ 15: Tủy trong xương của bé đã hình thành.

Tuần thứ 21: Tủy xương vận hành chức năng sản xuất hồng cầu. Lá lách và gan của bé cũng hình thành để hỗ trợ việc sản xuất hồng cầu trong thời điểm này.

Tuần thứ 29: Hệ xương của bé đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy vậy, chúng còn khá mềm dẻo và dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Hệ xương của bé tiếp tục hoàn thiện trong khoảng thời gian còn lại trong bụng mẹ, kể cả khi bé đã chào đời.

Ngón tay, ngón chân

Tuần thứ 7: các ngón tay của bé đã dần hình thành nhưng chưa đi kèm với việc phân chia các kẽ ngón tay bé.

Tuần thứ 8: Ngón chân của bé đã lộ diện nhưng lúc này, bàn chân của bé vẫn có màng và trông bè bè chứ chưa phân định thành các ngón rõ rệt.

Khoảng 2 tuần sau, ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu phân chia. Đây cũng là thời điểm bé xuất hiện móng chân móng tay

Tóc

Đến khoảng tuần thứ 16, bé hình thành lông mao, bao phủ toàn thân.

Sang đến quý II: Da đầu bé tiếp tục được hoàn thiện.

Tuần thứ 25: Bạn có thể nhận diện màu sắc tóc của bé.

Quý III: Tóc bé tiếp tục dài thêm. Nhiều bé chào đời với vài cọng tóc lưa thưa trong khi những bé khác sở hữu một bộ tóc dày mượt. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Tim thai

Khoảng tuần thứ 6-7, bác sĩ có thể đo được nhịp tim thai. Nó có thể đập 80-85 nhịp/phút hoặc nhanh hơn, khoảng 155-195 nhịp/phút.

Làn da của bé

Tuần thứ 15: Da của bé dần hình thành. Một hoặc hai tuần sau đó, lớp mỡ sẽ được tích trữ dưới da. Lớp mỡ này giữ cho cơ thể bé ấm áp và duy trì nguồn năng lượng trong cơ thể sau khi bé chào đời.

Tuần thứ 23: làn da của bé đã khá hoàn thiện, trông tương tự làn da khi bé mới chào đời.

Chuyển động của bé

Bé có thể chuyển động trên dưới 50 lần mỗi phút. Sự chuyển động này cũng là yếu tố để bác sĩ xem xét tình trạng phát triển của thai có ổn định không.

Sự phát triển của não

Tuần thứ 4: Tế bào não của bé đã định hình. Não của bé bắt đầu sản xuất hàng tỷ nơron thần kinh trong suốt giai đoạn nằm trong bụng mẹ.

Tuần thứ 14-16: Não đã có chức năng thúc đẩy hoạt động các cơ mặt của bé. Nhờ vậy, bé có khả năng liếc mắt, cau mày, chuyển động miệng. 5 giác quanthị giác thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác được định hình. Bé có thể nghe và nhận biết giọng nói, âm thanh bên ngoài bụng mẹ.

Quý III: Não bé ngày một linh hoạt hơn. Hệ thần kinh của bé phát triển khá nhanh. Nó điều khiển các hoạt động ở bé như thở tiêu hóa và nhịp đập ở tim

Nguyên tắc để phát triển trí não cho bé: Bạn nên ăn khoảng 1,4mg axit béo omega 3 mỗi ngày. Loại axit này chứa nhiều trong cá, các loại rau có màu xanh sậm như rau cải… Bạn cũng nên bổ sung thêm axit folic (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để giúp não bé phát triển toàn diện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật