Lý do trẻ khó thở khi bú sữa các mẹ nhất định phải biết
Bởi đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch còn khá non nớt sức đề kháng chưa cao, nên rất dễ nhiễm các bệnh đường hô hấp Khi thấy trẻ có biểu hiện khác thường như khó thở, ho, khò khè... thì cần phải chú ý theo dõi và đi khám bác sĩ kịp thời. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, Bộ Y Tế, sẽ giúp các bậc làm cha mẹ có thêm những kiến thức cần thiết về chủ đề này:
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, con trai tôi có biểu hiện khó thở lúc bú sữa. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi được không?
Trả lời:
- Nguyên nhân trẻ khó thở khi bú sữa:
Hiện tượng trẻ bị khó thở khi bú sữa có khá nhiều nguyên nhân liên quan, trước hết có thể nghĩ đến các tình huống không phải do bệnh lý như cho bú chưa đúng cách, ứ đọng nước mũi đờm dãi nhưng chưa được làm thông thoáng.
Bên cạnh đó có thể do tình trạng rối loạn hoặc bệnh lý ở bé như: viêm mũi viêm họng viêm phế quản mềm sụn thanh quản viêm phổi bất thường mạch máu bệnh tim bẩm sinh,…
Do vậy, trường hợp bé nhà bạn, trước hết cần quan sát bé xem có gì bất thường khác hay không, nếu chỉ đơn thuần có khó thở khi bú thì thay đổi tư thế bú, lưu ý cách bé ngậm bầu vú khi bú, tránh ép bầu ngực vào mũi bé.
Nếu có hiện tượng tăng tiết dịch ở mũi bé, cần làm sạch mũi bé trước khi bú bằng nước muối sinh lý nên giữ ấm không khí, thường xuyên vỗ lưng cho bé để tránh ứ đọng đờm dãi, nhất là sau khi bú.
Tuy nhiên, nếu trường hợp bé có khó thở nhiều thường xuyên khi bú khó thở kèm theo nôn oẹ co giật hoặc có các biểu hiện viêm đường hô hấp như ho bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh (trên 60 lần/phút), tím tái,… thì bạn nên sớm đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa nhi (tốt nhất là khoa sơ sinh nếu có) để khám và xử lý kịp thời.
Hiện tượng trẻ bị khó thở khi bú sữa có khá nhiều nguyên nhân liên quan
- Cách chăm sóc bé:
Bên cạnh đó, việc đảm bảo chăm sóc bé đúng cách đóng vai trò rất quan trọng, với việc đảm cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn (nếu bạn đủ sữa) nhằm giúp bé phát triển tốt và tăng cường sức đề kháng
Giữ vệ sinh cho bé, mẹ và những người chăm sóc.Khi tiếp xúc với trẻ cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé để tránh lây nhiễm.
Các dụng cụ để chăm sóc bé như cốc, thìa, tã, áo, khăn, bỉm... cần phải sạch, khô, vô khuẩn, tránh cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.
Chúc bé nhà bạn mạnh khoẻ!
- Không mặc áo ngực khi ở nhà có lợi hay có hại? (Thứ Ba, 21:07:04 25/05/2021)
- Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu ăn nho khô mỗi ngày? (Thứ Hai, 14:53:03 24/05/2021)
- Đồ uống có đường ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ... (Thứ bảy, 08:36:03 15/05/2021)
- Thường xuyên ăn đậu nành, cơ thể bạn sẽ như thế nào? (Thứ tư, 08:35:09 12/05/2021)
- Tại sao tuổi thọ của phụ nữ lại cao hơn đàn ông? (Thứ Hai, 16:03:09 10/05/2021)
- Lòng đỏ trứng gà màu đậm hay nhạt mới tốt cho sức khỏe? (Thứ năm, 13:18:02 06/05/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống nước lúc bụng đói vào... (Thứ sáu, 09:12:03 30/04/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra với đường ruột nếu bạn ăn quả bơ... (Chủ nhật, 19:30:07 25/04/2021)
- Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ? (Thứ Ba, 12:35:04 20/04/2021)
- Ăn ớt mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với cơ thể? (Thứ Hai, 11:24:01 12/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023