Rối loạn tiền mãn kinh và những dấu hiệu bạn chưa biết
Dược chẩm: Dưỡng não, an thần, ổn định huyết áp nên biết
Bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý của phụ nữ hiệu quả
Kỳ quá độ mãn kinh của phụ nữ kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân, có thể trong một năm, có khi kéo dài hai đến bốn năm. Khởi điểm và kỳ hạn thời kỳ tiền mãn kinh không có tiêu chí thời gian rõ ràng, có thể xảy ra sau tuổi 40 nhưng nhìn chung bình quân trên dưới 45 tuổi.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tuổi bắt đầu có kinh nguyệt có xu hướng sớm dần, nhưng thay đổi về tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh lại không rõ ràng. Sự sớm, muộn của tuổi tiền mãn kinh có liên quan đến các nhân tố khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình xã hội,… Ngoài ra tuổi mãn kinh của phụ nữ và số lần sinh đẻ cũng có ảnh hưởng lẫn nhau, nên tiền mãn kinh xảy ra sẽ sớm hoặc muộn hơn.
Từ sau 40 tuổi buồng trứng bắt đầu giảm chức năng, hiện tượng phóng noãn không đều, và vì vậy bắt đầu mất quân bình về nội tiết tố estrogen bắt đầu giảm và thiếu hụt, không có progesteron. Từ đó các vấn đề rối loạn nội tiết tố kéo theo nhiều rối loạn khác sẽ xảy ra biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng mà chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được là:
Rối loạn cảm xúc: Đa số phụ nữ sẽ thấy tự nhiên cơ thể mình nóng nực, bốc hỏa. Thỉnh thoảng vã mồ hôi nóng bừng mặt (có thể nhìn thấy mặt đỏ bừng), trống ngực đập dồn dập và hồi hộp mệt mỏi khó chịu. Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn, tủi thân… và đi đến trầm cảm
Tại cơ quan sinh dục nữ: Đây là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nội tiết tố nữ Rối loạn kinh nguyệt là một biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh thường gặp nhất. Ngực teo nhỏ và chảy xệ, đi kèm với rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng teo, khô vùng âm hộ, âm đạo khiến cho quan hệ tình dục khô rát khiến nhiều phụ nữ thấy sợ hãi, lo lắng và né tránh…
Tại hệ cơ xương khớp: Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh thường bị nhức xương khớp đau chân tay là các dấu hiệu thường gặp nhất thoái hóa cột sống gây gai cột sống làm đau lưng đau cổ cũng dễ xảy ra.
Bệnh tiền đình: Rối loạn tiền đình gây chóng mặt đầu óc quay cuồng không thể đi lại được cũng là một triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này.
Rối loạn chuyển hóa: Các chuyển hóa đường, đạm, muối, chuyển hóa mỡ và chất khoáng đặc biệt là canxi Từ đó chị em dễ bị béo phì tăng cân bụng hông to ra do phân bố mỡ không đồng đều… và loãng xương
Hội chứng tiền mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ Vì vậy, mỗi chị em cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc mình. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nội tiết tố thay thế mà cần được đi khám và tư vấn ở thầy thuốc chuyên khoa.
- Không mặc áo ngực khi ở nhà có lợi hay có hại? (Thứ Ba, 21:07:03 25/05/2021)
- Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu ăn nho khô mỗi ngày? (Thứ Hai, 14:53:02 24/05/2021)
- Đồ uống có đường ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ... (Thứ bảy, 08:36:00 15/05/2021)
- Thường xuyên ăn đậu nành, cơ thể bạn sẽ như thế nào? (Thứ tư, 08:35:01 12/05/2021)
- Tại sao tuổi thọ của phụ nữ lại cao hơn đàn ông? (Thứ Hai, 16:03:09 10/05/2021)
- Lòng đỏ trứng gà màu đậm hay nhạt mới tốt cho sức khỏe? (Thứ năm, 13:18:09 06/05/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống nước lúc bụng đói vào... (Thứ sáu, 09:12:06 30/04/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra với đường ruột nếu bạn ăn quả bơ... (Chủ nhật, 19:30:00 25/04/2021)
- Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ? (Thứ Ba, 12:35:09 20/04/2021)
- Ăn ớt mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với cơ thể? (Thứ Hai, 11:24:00 12/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023