Thức khuya thường xuyên dẫn đến sức khỏe bị suy giảm

Chồng tôi làm bảo vệ cho một công ty sơn, do tính chất công việc nên phải thường xuyên trực đêm và thức khuya. Xin hỏi quý báo, thức đêm nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nguyễn Thị Cúc (Thái Nguyên)

Theo đồng hồ sinh học trạng thái ngủ từ 0 - 1 giờ sáng giúp cơ thể được nghỉ ngơi thực sự tinh thần sảng khoái. Từ 1- 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch Thức khuya sẽ rút ngắn thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sức khỏe sẽ bị suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hormon để cân bằng và nâng cao sức đề kháng mà thức khuya khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn. Ngoài những ảnh hưởng tất nhiên của việc thức đêm nhiều như: sạm da thiếu ngủ mỏi mắt… còn có thể dẫn đến mắc bệnh béo phì suy giảm trí nhớ stress mạn tính, thậm chí có thể mắc bệnh tim mạch, tổn thương hệ tiêu hoá mất ngủ kéo dài…

Theo đồng hồ sinh học, trạng thái ngủ từ 0 - 1 giờ sáng giúp cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, tinh thần sảng khoái.    

Theo đồng hồ sinh học, trạng thái ngủ từ 0 - 1 giờ sáng giúp cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, tinh thần sảng khoái. 

Do vậy, một ngày cơ thể phải được ngủ đủ 8 tiếng. Nếu đêm bắt buộc phải thức thì ban ngày chồng bạn phải được ngủ bù để giữ sức khỏe nhưng việc này cũng rất hạn chế vì nhịp sinh học của cơ thể bị thay đổi. Nếu buổi sáng hôm sau không được ngủ bù, bạn nên khuyên chồng giữ chế độ ăn sáng như bình thường có đủ chất xơ đạm động vật chất bột đường nhưng thêm một cốc sinh tố hoa quả tươi để cung cấp vitamin tăng cường sức khỏe Nếu vẫn tiếp tục phải làm việc thì nên uống thêm một cốc nước chè hoặc cà phê để tinh thần tỉnh táo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật