Hiện tượng déjà vu: Cảm giác quen thuộc hay căn bệnh huyền bí?

Phải nói ngay rằng, ít nhiều ai cũng trải qua déjà vu, cảm giác cho rằng bản thân đã từng trải nghiệm một thứ gì trước đó. Bài viết dưới đây đề cập về hiện tượng trên dựa trên những nghiên cứu khoa học mới nhất vừa được công bố trên tạp chí Grunge.com.

Đôi nét về déjà vu

Theo Wikipedia, Déjà vu là từ tiếng Pháp, có nghĩa “đã nhìn thấy” hay còn gọi là ký ức ảo giác hoặc promnesia (chứng rối loạn trí nhớ) là ảo giác, cảm thấy quen thuộc (như đã từng thấy, từng trải qua trong trí nhớ) trong một môi cảnh mới, chưa từng biết trước đó hoặc không nhớ rõ lúc nào. Đây là trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh từng xảy ra trước đây, mặc dù không thể biết chắn chắn các trường hợp linh cảm ấy đã xảy ra lúc nào.

Thuật ngữ Déjà vu được đặt tên bởi một chuyên gia tâm linh học người Pháp, Émile Boirac (1851 - 1917), được ông nêu trong cuốn L’Avenir des sciences psychiques (Tương lai Ngành tâm linh học), sách ra đời khi Boirac còn là một sinh viên đại học. Déjà vu thường là một cảm giác rất quen thuộc, nhưng “ kỳ lạ và đầy bí ẩn”, xảy ra thường xuyên trong giấc mơ lẫn đời thường cả ở người lớn lẫn trẻ em

Déjà vu đã được miêu tả trong văn học từ rất lâu, nhưng nó lại là đề tài gây đau đầu các nhà khoa học, nhất là các nhà tâm linh học hiện nay. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách để tạo cảm giác này bằng thôi miên. Từ những năm cuối thế kỷ 20, déjà vu được nghiên cứu sâu trong ngành tâm lý học và thần kinh học. Về mặt khoa học, lời giải thích chính xác nhất về déjà vu không phải là điều “nhận biết trước” được hành động hoặc là có tài “dự đoán trước”, mà là một tật dị thường của bộ nhớ giữ cho con người tạo ra ấn tượng mà ký ức “đang được nhớ lại”.

Hiện tượng Déjà vu có thể diễn ra cả trong đời thường lẫn trong giấc mơ

Hiện tượng Déjà vu có thể diễn ra cả trong đời thường lẫn trong giấc mơ

Cũng có ý kiến cho rằng trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày bộ não con người có khả năng tự sắp xếp, liên kết các sự kiện và phân tích một cách logic, từ đó tạo ra những hình ảnh, âm thanh..., có khả năng xảy ra trong tương lai và ghi vào vùng trí nhớ điều này gần giống với phương pháp tiên tri. Khả năng tự sắp xếp và liên kết này của não người được hình thành và rèn luyện trong quá trình con người ta suy nghĩ và suy đoán có chủ ý (chẳng hạn cá cược một điều gì đó). Vì thế, khi bắt gặp một trong những sự việc mà bộ não đã phân tích đúng (có thể có một số trường hợp là sai, điều này lý giải tại sao chỉ đôi khi chúng ta mới gặp hiện tượng déjà vu) thì lúc đó chúng ta sẽ có cảm giác “hình như” đã gặp hoặc đã từng ở vào tình huống đó trong quá khứ.

Vài giả thiết và sự thật liên quan đến déjà vu

1. Déjà vu là do các giác quan đánh lừa con người?

Có một giả thuyết đặc biệt mơ hồ, rằng déjà vu là hiện tượng đơn giản, theo đó các giác quan trong cơ thể “chơi khăm” lại con người.

Thông thường, cảm giác và nhận thức của con người về thế giới không phải là rạch ròi, trong đó các giác quan đóng vai trò chủ đạo. Ví dụ,  khi chúng ta đi vào một tiệm bánh lạ, ngửi thấy mùi thơm hấp dẫn của bánh mới nướng. Có lẽ nó hợp với mùi vị tương tự như đã từng được ngửi thấy trước đây, não cố gắng nhớ lại chính xác mùi vị đó, điều này có cảm giác như thể bạn đã người thấy mùi vị này trước đó. Hiện tượng trên tương tự như khi ta nghe thấy một tiếng ồn cụ thể hoặc một đoạn băng hội thoại nào đó, nó có cảm giác như ta đã được nghe trong quá khứ mà không thể nhớ lại, tất cả các hiện tượng này thuyết phục rằng chủ thể đã từng trải qua khoảnh khắc nói trên. Đó là một giả thuyết đơn giản và dễ hiểu nhất, và cũng giống như hầu hết các giả thiết khác về déjà vu, các giác quan trong cơ thể đã “chơi khăm” lại con người mà thực tế không có cách nào để kiểm tra được.

2. Déjà vu là lỗi biên mục đơn giản ?

Một giả thiết nữa lại cho rằng, các mạch bộ nhớ dài và ngắn hạn của não có thể bị sự cố khiến thủ thư của não làm việc không đúng quy trình, tạo ra lỗi biên mục đơn giản, giống như lỗi khi biên tập.

Nếu não bị tổn thương, người trong cuộc rất hay gặp déjà vu

Nếu não bị tổn thương, người trong cuộc rất hay gặp déjà vu

Giả thiết bạn đang đi đến dự một bữa tiệc tại một ở căn hộ sang trọng với những người hoàn toàn mới chưa hề gặp bao giờ. Tuy nhiên, khi đi vào, bạn lại tràn ngập cảm giác rằng bạn đã ở từng có thời điểm tương tự như đã xảy ra trước đây. Cách bố trí nội thất của căn phòng, số lượng nhạc công đang chơi, mọi người vui vẻ với cốc rượu trong tay... bạn sẽ bị thuyết phục như thể đã từng trải nghiệm trước đây trong quá khứ, đó chính là déjà vu đang đưa bạn nhập cuộc. Điều gì đã xảy ra ra khiến chúng ta có được cảm giác déjà vu, xin thưa đó chính là bộ não của bạn không làm tốt chức năng vốn có. Não người có một hệ thống lập ký ức khó tẩy sạch, đây là một loạt các cơ chế chuyển đổi lưu trữ, giống như hầu hết mọi thứ tồn tại trên thế giới, cũng có khi mắc lỗi. Bộ não có thể đưa lưu giữ các thông tin mới khi bạn tham gia bữa tiệc, nhưng nó lại đưa vào danh mục nhớ dài kỳ, khiến cho người trong cuộc có  cảm giác rằng sự kiện này đã từng diễn ra, đôi khi trong quá khứ xa xôi.

3. Khả năng nhớ của con người không tốt

Một giả thuyết nổi bật và khá cơ bản là bộ nhớ của con người không tốt. Liên quan đến giả thiết này, trang tin Smithsonian.com đã lấy một ví dụ của giáo sư tâm lý học nhận thức người Colorado, Anne Cleary để giải thích. Giả sử, bạn đang tham gia chuyến đi đến Paris lần đầu và ghé thăm Louvre. Khi nhìn chằm chằm vào kim tự tháp thủy tinh, người ta lại có được cảm giác quen thuộc déjà vu, mặc dù trước đây bạn chưa bao giờ đến Louvre, vì sao lại có hiện tượng này? Rất có thể não bộ của bạn có thể không tìm được bộ nhớ quan trọng, điều này có thể giải thích tại sao Louvre lại quen thuộc. Có lẽ, như Cleary đã chỉ ra, nếu bạn  đã xem cuốn Mật mã Da Vinci một vài tháng trước, trong đó có nói đến kim tự tháp và khi gặp trường hợp tương tự, người ta lại có cảm giác quen thuộc như một cái gì đó đã được nhìn thấy trước đây.

Thực ra, bộ nhớ không tốt, không phân biệt chính xác. Một hiện tượng khác phát sinh déjà vu là do các bộ phận của não hoạt động không đồng bộ. Vùng vỏ não Rhinal cortex chịu trách nhiệm kích hoạt tính quen thuộc đôi khi cũng bị trục trặc giống như thiết bị điện tử. Nó được kích hoạt mà không thức tỉnh các vùng xử lý bộ nhớ khác cùng hoạt động. Điều đó có thể giải thích, tại sao chúng ta rất khó diễn tả cảm giác khi gặp déjà vu, nó thường là một sự quen thuộc mơ hồ, nhưng không tập trung vào một đối tượng hoặc một vật dụng cụ thể nào đó.

4. Déjà vu là biểu hiện của bệnh động kinh

Một khía cạnh ít biết, người bị động kinh cũng cảm giác cảm giác quen thuộc và thường xuyên hơn về déjà vu  so với những người không có rối loạn này. Theo nghiên cứu, nhiều bệnh nhân động kinh cho hay  họ có cảm giác déjà vu trước khi cơn động kinh bắt đầu. Trên thực tế, mối liên quan giữa chứng động kinh và déjà vu đã được nhắc đến từ năm 1888, mặc dù hồi đó y khoa của nhân loại còn lạc hậu, không biết cách để kiểm tra não và những gì về déjà vu còn rất sơ khai.

Cụ thể, thùy thái dương ở giữa là nơi được xem là thủ phạm, đây là  một phần của bộ não liên quan đến nhận thức giác quan, tạo ngôn ngữ lời nói và kết hợp trí nhớ. Khi bị động kinh, các nơron thần kinh bị phong bế, hậu quả tạo ra một mớ các thông điệp hỗn độn được truyền đi khắp cơ thể. Déjà vu có thể là kết quả của dây thần kinh bị cắt ngang qua mặt, thủ phạm gây ra chứng động kinh và một khi có sự chồng chéo dây thần kinh cũng là lý do tạo ra déjà vu.

5. Déjà vu mãn tính là do tổn thương não

Déjà vu mãn tính là căn bệnh nghiêm trọng và cũng là hình thức chứng tỏ cơ chế thần kinh là thủ phạm “chống lưng” cho déjà vu tái phát. Trong những trường hợp cực đoan, những người bị bệnh déjà vu mãn tính thường từ chối đọc báo hay xem truyền hình, bởi họ luôn có cảm giác như đã đọc hay xem tất cả trước đó. Ngay cả hành động đi đến cửa hàng tạp hóa cũng là là nỗi cực hình với nhóm người này, vì không thể phân biệt được vật dụng nào đã mua và chưa mua.

Trong những trường hợp như vậy, déjà vu đã vượt qua ngưỡng thú vị, xảy ra ngẫu nhiên và trở thành một căn bệnh đích thực. Và, giống như hầu hết các căn bệnh trong y học, nó phải có một nguyên nhân cụ thể.

Các nhà nghiên cứu đã khám phá thấy rằng những người bị bệnh déjà vu kinh niên thường bị tổn thương não đặc biệt là những tổn thương ở vùng thái dương hoặc vùng trước mặt. Bởi mạch máu liên quan đến trí nhớ và sự quen thuộc bị tổn thương, và thường xuyên bị vô hiệu hóa, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy déjà vu, thậm chí làm cho cuộc sống thường ngày của họ trở nên khó khăn, cơ cực hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật