Lịch siêu âm định kỳ và cách đọc kết quả siêu âm thai
Bác sĩ vừa nhìn ảnh siêu âm đã khuyên bỏ thai, mẹ quyết giữ và cái kết rơi nước mắt
ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là một hình thức khám thai bằng cách thu lại những hình ảnh trong tử cung của mẹ và phát trực tiếp lên màn hình. Qua những hình ảnh này, bác sĩ sẽ nhận biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một ít gel đặc biệt lên bụng bạn, sau đó dùng một thiết bị cầm tay (bộ chuyển đổi) di chuyển trên da để truyền hình ảnh em bé trong bụng lên màn hình.
Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng cách sử dụng các sóng âm thanh. Máy gửi các sóng âm thanh thông qua cơ thể; sau đó, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành một hình ảnh được hiển thị trên màn hình. Chính vì thế trong quá trình siêu âm bạn cũng có thể nghe được tiếng nhịp tim của em bé đập.
Siêu âm thai là hình thức thu lại hình ảnh trong tử cung mẹ và chiếu trực tiếp lên màn hình
Siêu âm thai 2D là siêu âm 2 chiều, với hình ảnh trắng đen, là phương pháp lâu đời nhất giúp các bác sỹ có thể chuẩn đoán có thai hay không, xác định thai nhiều phôi hay 1 phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, xác định những bất thường bẩm sinh ở thai nhi… thường dùng để đo độ dài và kích thước, đường cắt của bào thai so với hình thể bình thường.
Siêu âm thai 3D là siêu âm 3 chiều, cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi Ưu điểm của siêu âm 3D là dễ dàng phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi nhưng có nhược điểm là độ chính xác về kích thước cũng như tuổi thai không bằng siêu âm 2D.
Siêu âm thai 4D thực chất ra vẫn là siêu âm 3D những với hình ảnh động. Ưu điểm là thấy được hình ảnh thật đang cử động của bé tuy nhiên do quá trình lưu file lâu các tia bức xạ trong quá trình siêu âm nhiều có thể gây hại cho mẹ và bé Do đó, trong thai kỳ mẹ chỉ nên siêu âm 4D khoảng 2 lần mà thôi.
Lịch siêu âm thai định kỳ
Lịch khám thai định kỳ
Cách đọc kết quả siêu âm thai
Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi:
CRL: Chiều dài đầu mông.
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
TTD: Đường kính ngang bụng.
APTD: Đường kính trước và sau bụng.
AC: Chu vi bụng.
FL: Chiều dài xương đùi.
GS: Đường kính túi thai.
HC: Chu vi đầu.
AF: nước ối
AFI: Chỉ số nước ối.
OFD: Đường kính xương chẩm.
BD: Khoảng cách hai mắt.
CER: Đường kính tiểu não.
THD: Đường kính ngực.
TAD: Đường kính cơ hoành
APAD: Đường kính bụng từ trước tới sau.
FTA: Thiết diện ngang thân thai.
HUM: Chiều dài xương cánh tay.
Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay.
Tibia: Chiều dài xương ống chân.
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
EFW: Trọng lượng thai ước đoán.
GA: Tuổi thai.
EDD: Ngày dự sinh.
Các thuật ngữ liên quan khác:
LMP: Giai đoạn kinh nguyệt cuối.
BBT: Nhiệt độ cơ thể cơ sở.
FBP: Sơ lược tình trạng lý sinh của thai.
FG: Sự phát triển thai.
OB/GYN: Sản/phụ khoa.
FHR: Nhịp tim thai
FM: Sự di chuyển của thai.
FBM: Sư dịch chuyển hô hấp
FT: Đánh giá mức độ nhau thai
Một số thuật ngữ viết tắt thường gặp:
AFP: Alpha FetoProtein.
Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu
HA: Huyết áp.
Ngôi mông: Mông thai nhi ở dưới.
Ngôi đầu: Thai nhi ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
MLT: Mổ lấy thai.
Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu
DS: Dự kiến ngày sinh.
Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.
TT: tim thai.
TT(+): Tim thai nghe thấy.
TT(-): Tim thai không nghe thấy.
BCTC: Chiều cao tử cung.
Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).
HAcao: Huyết áp cao.
KC: Kỳ kinh cuối.
MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).
NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.
KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
Phù: Phù (sưng).
Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
TSG: Tiền sản giật
Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.
NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.
TK: Tái khám.
NV: Nhập viện.
SA: Siêu âm.
KAĐ: Khám âm đạo.
VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai
HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.
Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung:
CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau
CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau
Ngoài việc siêu âm thai mẹ bầu cũng cần nắm rõ lịch khám thai và tiêm phòng, lên danh sách chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé yêu chào đời và đừng bỏ qua 3 thời điểm khám thai quan trọng nhé!
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:00 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:01 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:08 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:09 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:08 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:03 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:02 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:08 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:04 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:07 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023