13 dấu hiệu của quai bị rất dễ nhận biết giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Quai bị là một bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể mắc nhưng khả năng thấp hơn. Bệnh dễ lây lan và thường phát triển thành dịch vào thời gian mà tiết trời ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại sinh sôi phát triển ví dụ như mùa xuân. Hãy cùng điểm qua các dấu hiệu của quai bị nhé.

Các dấu hiệu của quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, không di truyền. Bệnh quai bị rất phổ biến ở Việt Nam. Bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa Đông – Xuân.

Dấu hiệu của quai bị dễ nhận biết

Dấu hiệu của quai bị dễ nhận biết

Từ niêm mạc miệng mũi, họng virus tấn công vào máu gây ra các triệu chứng nhiễm trùng thời kỳ đầu. Virus đột nhập vào các tuyến nước bọt (thường là các tuyến mang tai), thần kinh… và sinh sôi, làm các cơ quan này bị viêm cục bộ. Virus này đôi khi có thể đi ngược lại, từ tuyến nước bọt di chuyển vào máu gây tổn thương.

Đa số các trường hợp có dấu hiệu của quai bị đều tự hồi phục không có biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% trường hợp có những biến chứng như: Sẩy thai tự nhiên (nhất là phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ), bị điếc, sưng phù nề tinh hoàn tổn thương buồng trứng… Các biến chứng này thường gặp ở người trưởng thành trẻ tuổi bị biến chứng quai bị

Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ miệng hoặc mũi của người bệnh. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai

Dấu hiệu củ quai bịtrẻ em và người lớn

- Xuất hiện những cơn sốt cao 38-39°C.

- Đau đầu đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém.

- Sốt cao liên tục từ 24 đến 28 giờ, xuất hiện viêm tuyến mang tai.

- Lúc đầu sưng một bên trước tai, sau 1-2 ngày thì sưng tiếp bên kia.

- Hai bên sưng thường không cân xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ, bị lệch)

- Tuyến mang tai sưng to đôi khi làm mất rãnh trước và sau tai, có khi biến dạng mặt, mặt phình ra, cổ bạnh, cằm xệ.

- Da ở vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng đau

- Nước bọt ít, đặc quánh.

- Đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt. Đau lan ra tai.

- Họng viêm đỏ.

- Sưng hạch góc hàm

- Vẫn sốt đau đầu có thể có nhịp tim chậm

- Có thể kèm viêm tuyến dưới lưỡi, dưới hàm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật