7 sai lầm khi sơ cứu chấn thương 70% người thường mắc

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính, 70% người Mỹ không biết cách sơ cứu chấn thương sao cho đúng để giúp nạn nhân có cơ hội sống sót cao hơn gấp 2 lần. Tuy nhiên theo Liên đoàn quốc tế của Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies - IFRC) nghiên cứu, 30% người đã biết cách sơ cứu đúng. Vậy bạn đã biết cách sơ cứu đúng hay chưa?

Cùng tìm hiểu cụ thể 7 lỗi sơ cứu chấn thương và cách khắc phục dưới đây theo hướng dẫn của IFRC nhé!

Sai lầm 1: Ngửa người khi chảy máu mũi

Ngửa cổ lên cao, kết hợp bịt lỗ mũi là một hành động hoàn toàn sai lầm khi bạn bị chảy máu cam Nguyên nhân là máu có thể chảy xuống khí quản gây khó thở hoặc bạn có thể nuốt máu và nôn mửa

Cách sơ cứu đúng: “Bạn cúi đầu về phía trước và bóp mũi để duy trì đường thở rõ ràng. Điều này giúp chảy máu cam chấm dứt nhanh chóng sau khoảng 5 phút”, S. Robert Seitz (đại diện Hội đồng tư vấn Khoa học Mỹ, Hội chữ thập đỏ) cho biết.

Sai lầm 2: Chườm đá lạnh lên vết thương bầm tím

“Đặt thẳng những viên đá hay cả túi đá lạnh vào vết thương tím bầm rất nguy hiểm”. Seitz, giáo sư trợ lý trong chương trình Thuốc cấp cứu của Đại học Khoa học phục hồi chức năng ở Pittsburgh (Mỹ) khẳng định.

Cách sơ cứu đúng: Đặt một lớp chắn mỏng lên da như mảnh vải, tấm gạc, sau đó áp túi đá lạnh lên 20 phút, rồi lại bỏ ra 20 phút là xong một chu trình và lặp lại. (Đối với trường hợp chặt đứt cả ngón tay, đừng bao giờ đặt ngón tay thẳng đứng trong túi đá lạnh. Hãy bọc nó trong gạc ẩm, lưu trữ trong túi nhựa và đặt vào một túi đá lạnh.

Sai lầm 3: Cho người đang bị mất nước uống đồ ngọt

Bạn nghĩ rằng đây là một cách tuyệt vời cho người đang bị mất nước (như bệnh tiêu chảy) vì họ rất cần một cái gì đó nhâm nhi cho hết khát nhưng thực tế lại làm cho tình trạng thêm tồi tệ hơn. “Những đồ uống chứa caffeine rượu đều gây mất nước cho cơ thể”, Seitz giải thích.

Cách sơ cứu đúng: Chỉ có thể cho người bị mất nước uống nước lọc kết hợp thức uống điện giải. “Uống luân phiên 120ml nước và thức uống thể thao Gatorade. Nếu tình trạng không tiến triển tốt hơn sau 30 phút hãy gọi cấp cứu ngay”, Seitz nói.

Sai lầm 4: Sử dụng nhiệt để chữa bong gân

Nhiều người cho rằng nên sử dụng hai miếng vải nóng và lạnh, di chuyển luân phiên lên chỗ bong gân sẽ giúp kéo giãn cơ bắp. Nhưng thực tế, vải nóng áp vào chỗ bong gân có thể làm giãn mạch máu làm chỗ bị bong gân sưng phồng hơn.

Cách sơ cứu đúng: Đặt gạc lạnh lên vết thương trong vòng 20 phút, sau đó không di chuyển trong 1 giờ. Nếu cơn đau nhức không giảm bớt hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay. Điều đáng lo ngại hơn cả là bạn có thể bị gãy xương ở mức nguy hiểm hơn vì gân và dây chằng có liên quan với nhau. Và hãy quên việc chống đỡ nó bằng nẹp. Nó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhưng chẳng đem lại lợi ích gì. Đơn giản là bạn chỉ cần ngồi yên một chỗ là được.

Sai lầm 5: Cho người tụt huyết áp uống đồ uống có caffeine

Nếu một ai đó bị tụt huyết áp mà bạn lại cho uống cà phê hay nước tăng lực thì sẽ làm tình trạng thêm tồi tệ hơn. Giống như việc mất nước, người bị tụt huyết áp cũng không nên sử dụng đồ uống có chất caffeine.

Cách sơ cứu đúng: Đơn giản là để nạn nhân nằm xuống, giơ chân lên cao. Tư thế này sẽ giúp máu lưu thông lên đầu dễ dàng.

Sai lầm 6: Sử dụng garô cầm máu

Trong phim, người hùng luôn luôn cứu nạn nhân bị cá mập cắn hoặc tai nạn chảy máu bằng cách dùng garô từ dây lưng hoặc áo sơ mi buộc cố định một đầu, ngăn dòng máu chảy xuống vết thương. Nhưng trong thực tế cuộc sống việc ngăn dòng máu chảy đến một chi bị thương thực sự có thể gây tổn thương hơn là giúp ích.

Sơ cứu đúng: Dùng tay, băng hoặc vải áp trực tiếp lên trên vết thương. Khi chảy máu thuyên giảm, hãy băng lại bằng gạc sạch và giơ nó lên cao.

Sai lầm 7: hô hấp nhân tạo cho nạn nhân đau tim

Năm 2008, Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo phương pháp cấp cứu “chỉ dùng tay” cho nạn nhân tim mạch

Sơ cứu đúng: Theo bbáo cáo của AHA, bạn cần đẩy mạnh và nhanh ở trung tâm lồng ngực của nạn nhân bất tỉnh cho đến khi cấp cứu tới. Phương pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả như hô hấp nhân tạo trong vài phút đầu tiên của một ca ngừng tim đột ngột. Với nạn nhân ngộp nước, sử dụng liên hoàn hô hấp nhân tạo và ép ngực là tốt nhất. Sau khi bị ngừng tim nếu không sơ cứu ngay lập tức, cơ hội sống sót sẽ giảm 7% mỗi phút.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật