Biện pháp giúp phòng tránh biến chứng viêm họng do liên cầu

Con tôi 13 tuổi, thường xuyên bị viêm họng. Lần này cháu sốt cao, không ăn được, nuốt đau nhói lên tai trái kèm theo hạch dưới hàm trái cũng sưng, ấn đau. Liệu có phải viêm họng do liên cầu. Tôi nghe nói nếu do liên cầu có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy phòng ngừa biến chứng cách nào?

Người bệnh viêm họng do liên cầu β tan huyết nhóm A đều có biểu hiện chung của viêm họng: Hội chứng nhiễm trùng: sốt (sốt cao 39-40o), môi khô, lưỡi bẩn đau mỏi người, có thể có rét run. Cảm giác khô họng cay họng, rát họng đau nhức vùng họng. Kèm theo đau họng là nuốt đau nhói lên tai, có thể một bên hoặc hai bên tai ho khan trong giai đoạn đầu, sau đó ho có đờm trắng đục, bẩn, mùi hôi. Có thể kèm theo khàn tiếng (nếu quá trình viêm lan xuống họng thanh quản). Hạch dưới hàm sưng to, ấn đau. Niêm mạc họng đỏ phù nề tăng tiết nhầy.

Chẩn đoán chính xác nhất vẫn là khi người bệnh có tập hợp những triệu chứng nghi ngờ nên quệt dịch họng nuôi cấy tìm liên cầu β tan huyết nhóm A hoặc định lượng kháng thể kháng liên cầu trong máu với phản ứng ASLO. Trước kia chưa có kháng sinh thì liên cầu gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng hiện nay dùng kháng sinh đã hạn chế được những đợt cấp tính.

Tuy nhiên, vì nhiều trường hợp không tuân thủ điều trị triệt để nên có thể gặp biến chứng ở khớp và van tim Về điều trị: dùng kháng sinh chống liên cầu, nhóm penicilline G, kéo dài trong hai tuần; kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng như: hạ sốt giảm đau họng, chống viêm. Điều trị tại chỗ: súc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ. Lâu dài, để phòng biến chứng người ta có thể có chỉ định cắt amiđan và/hoặc nạo V.A (với trẻ nhỏ) cho những trường hợp nghi ngờ viêm họng do liên cầu β tan huyết nhóm A.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật