Cách điều trị sốt xuất huyết, bạn sẽ hối hận nếu bỏ qua

Điều trị sốt xuất huyết như thế nào? Cách nào là an toàn? Nếu bạn đang muốn biết hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Cách điều trị sốt xuất huyết

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh SXH. Việc sử dụng thuốc người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể không tự ý mua thuốc về uống. Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin tuyệt đối không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH. 

Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước cùng với triệu chứng mệt mỏi kém ăn, kém uống làm cho bệnh nhân dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý bổ sung thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 - 1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi và người lớn khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày.

Không nên uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có gas như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máudạ dày có màu nâu đỏ và nước trái cây khi người bệnh bị có nôn ói.

Bệnh nhân nên ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu

Để điều trị sốt xuất huyết hiệu quả, bệnh nhân cần tái khám hàng ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của bác sĩ, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp bệnh nhân hết sốt là biểu hiện của bệnh SXH đang trở nặng.

Nên đến bệnh viện để điều trị sốt xuất huyết

Nên đến bệnh viện để điều trị sốt xuất huyết

Có 5 dấu hiệu trở nặng cần nhận biết sớm để đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn nhiều đau bụng nhiều xuất huyết tay chân lạnh.

- Ưu tiên bù nước dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù nước bằng đường uống (oresol).

- Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại huyết áp tụt xuống tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch tại các cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang thiết bị hiện đai.

– Trong quá trình truyền dịch, nước người bệnh cần được theo dõi sát khi thấy có hiện tượng rét run, nhiệt độ tăng thì phải bỏ ngay việc truyền dịch, nước, nếu không có thể bị sốc và dẫn đến tử vong

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật