Chứng nghiến răng khi ngủ và những điều cần biết về chứng bệnh
1. Chứng nghiến răng khi ngủ là gì?
Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu cho những người ngủ chung và những người xung quanh. Đa số nghiến răng phát ra tiếng kêu lớn mà bình thường lúc thức hay lúc thư giãn họ không thể tạo ra được như vậy; một số nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh.
Nghiến răng khi ngủ làm ảnh hưởng tới người bên cạnh
Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên khoảng 5-10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể làm gãy răng nhức đầu đau mặt, rối loạn cơ và khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện,…
Tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mớ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngủ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường.
2. Nguyên nhân chứng nghiến răng
Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố có thể gây ra bệnh nghiến răng, chúng có thể tác động riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau, bao gồm:
- stress do làm việc hay áp lực công việc ban ngày cũng gây cho người bệnh có những giấc ngủ kèm treo hiện tượng nghiến răng
Stress do áp lực là nguyên nhân chứng nghiến răng khi ngủ
- Các nguyên nhân gây cản trở vướng cộm ở khớp cắn
- Các rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương
- Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ hay người già suy kiệt…
Uống nhiều rượu và hút thuốc lá, một số tác giả còn cho rằng hiện tượng nghiến răng còn mang tính di truyền.
Các yếu tố thuận lợi tạo nên sự trầm trọng của bệnh như: nha chu viêm co cứng các cơ hàm viêm khớp thái dương hàm… làm tăng tình trạng nghiến răng hoặc xiết chặt răng.
3. Chữa nghiến răng như thế nào?
Tùy theo nguyên nhân sẽ có cách chữa nghiến răn theo từng trường hợp.
Nếu bạn bị stress: điều trị chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp và thư giãn (thể dục thiền tâm,…). Có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để tạm thời giảm co thắt cơ hàm.
Nếu có những vấn đề về răng: bạn cần khám bệnh ở một bác sĩ răng hàm mặt, có thể sẽ phải làm chỉnh hình răng để bạn có khớp cắn tốt hơn, hoặc bác sĩ sẽ giúp bạn những dụng cụ có thể bảo vệ răng của bạn tránh tổn thương trong trường hợp nghiến răng quá nặng.
Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng trong trường hợp nghiến răng quá nặng
Do bệnh lý thần kinh cơ hay tổn thương não: rất khó điều trị. Chủ yếu là dùng các biện pháp bảo vệ răng và khớp cắn.
Do thuốc: một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ nghiến răng nhiều. Có thể ngưng thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác để giảm nghiến răng khi ngủ
Trên đây là một số thông tin về chứng bệnh nghiến răng. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với bạn đọc, chúc các bạn sức khỏe!
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:05 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023